Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

0
34

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành là rất lớn. Điều đó dường như không phù hợp với chức năng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước là chức năng chấp hành luật. Điều đó được quyết định chủ yếu bởi các cơ quan quyền lực nhà nước các cấp không phải là những cơ quan hoạt động thường xuyên và việc mở rộng phạm vi những vấn đề chỉ các cơ quan quyền lực nhà nước mới được phép quyết định không phải là vô tận.

Quản lý nhà nước về đối ngoại

1 – Pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý khẳng định khả năng độc lập của các cơ quan hành chính nhà nước

Những quy tắc xử sự chung trong luật và các văn bản khác của các cơ quan quyền lực nhà nước không bao hàm hết mọi vấn đề của đời sống xã hội. Chúng chỉ là những quy định chung cần được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể hoá đó được pháp luật trao cho các cơ quan hành chính nhà nước tương ứng. Hoạt động này không nhằm thay đổi những quy định chung mà nhằm bảo đảm việc chấp hành những quy định chung bằng cách bổ sung những quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá những quy phạm luật căn cứ vào những điều kiện lãnh thổ và thời gian, đảm bảo chấp hành luật một cách đúng đắn, hiệu quả, phù hợp với những yêu cầu của luật.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu hiệu để các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động tích cực lên lĩnh vực đời sống xã hội thuộc quyền quản lý của mình trong khuôn khổ những yêu cầu chung của luật. Cũng chính thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà vai trò điều chỉnh của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước được thể hiện một cách tương đối đầy đủ. Nếu không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước chỉ có tính chất chấp hành thụ động, đơn giản mà không mang tính sáng tạo.

Quá trình quản lý đòi hỏi phải ban hành những quyết định quản lí mà một phần trong những quyết định đó có chứa đựng chương trình hoạt động đối với các đối tượng quản lý dưới quyền. Trong quyết định quản lý có xác định mục đích thành lập, quy định nhiệm vụ của đối tượng quản lý, những mối liên hệ công tác cơ bản v.v. 

Quản lý nhà nước về đối ngoại

2 – Các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước

– Ấn định những quy tắc xử sự trong quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể là ban hành những quy định có tính chất chung hoặc ngành, liên ngành liên quan đến hành vi xử sự của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cũng như công dân, người nước ngoài… trong quản lý hành chính nhà nước.

– Quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

– Xác định các mối liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hệ thống quản lý hành chính nhà nước.

– Quy định những hạn chế và những điều ngăn cấm.

– Trong trường hợp cần thiết, đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt hoặc trao quyền hạn đặc biệt.

– Thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đặt ra những bảo đảm pháp lí cho trật tự quản lý hành chính nhà nước.

Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy phạm vi hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước và khả năng sử dụng nó nhằm điều chỉnh các mặt khác nhau của hoạt động chấp hành-điều hành là rất lớn. Bởi vậy, cần đặt vấn đề về yêu cầu đối với hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước.

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước

Xem thêm: Nộp thuế qua mạng

3 – Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước 

– Giới hạn lập quy về nguyên tắc phải được quy định bởi cơ quan quyền lực nhà nước.

– Hoạt động lập quy trong mọi trường hợp phải có cơ sở pháp lí là những quy định tương ứng của cơ quan quyền lực nhà nước và sự ủy nhiệm cụ thể của cơ quan quyền lực nhà nước.

Tóm lại, trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước; xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của các chủ thể quản lý V.V.. Quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và giới hạn của hoạt động này của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây