Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nước ngoài

0
284

Lao động nước ngoài có được tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc tại Việt Nam? Những loại bảo hiểm mà lao động nước ngoài được tham gia hiện nay.

Không có giấy chứng nhận
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? 

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước nhằm mục tiêu chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ cho người lao động khi không may thất nghiệp, giải quyết khó khăn cho người lao động.

Các chế độ BHTN gồm có: 

(i) Trợ cấp thất nghiệp.

(ii) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

(iii) Hỗ trợ Học nghề.

(iv) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người lao động nước ngoài không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

(i) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

(ii) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

(iii) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Bên canh đó, theo khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 giải thích thuật ngữ “Người lao động” được sử dụng trong Luật Việc làm 2013, theo đó “Người lao động” được hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Do đó, thuật ngữ “người lao động” được quy định tại Luật Việc làm năm 2013 được hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Như vậy, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 

Người lao động nước ngoài phải tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Theo pháp luật hiện hành, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. 

Tham gia bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ điều kiện sau đây:

(i) Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

(ii) Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Ngoại trừ 2 trường hợp không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

(i) Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

(ii) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu;

(iii) Người lao động nước ngoài thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Tham gia bảo hiểm y tế 

Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014:

“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.”

Do vậy, việc tham gia bảo hiểm y tế áp dụng cho mọi đối tượng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.

Như vậy, Người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải tham gia bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%, mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây