Bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức

0
384

Ngày 21/7/2020, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03 năm 2020 quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 03/2020/TT-BNV quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức về nội dung bảo vệ vị trí công tác thì: “Bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo”.

Theo Thông tư, cán bộ, công chức, viên chức là người tố cáo được bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo. 

Quy định về biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức

Tại điều 06 Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định rõ về biện pháp bảo vệ cụ thể như sau: “1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Tố cáo. 2. Không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ các trường hợp sau: a) Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; b) Được sự đồng ý của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; c) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. 3. Không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo”.

Theo như quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức tố cáo sẽ được bảo vệ vị trí công tác bằng nhiều biện pháp và sẽ không bị xử lý kỷ luật trong thời gian bảo vệ trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức tố cáo được bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.Đặc biệt, sẽ không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo. Đồng thời, không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ trừ trường hợp:Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Nghị định 59 năm 2019 về thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;Được sự đồng ý của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức;Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thông tư quy định: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, kiến nghị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức khác cùng cấp trong việc thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây