Bị phạt thuế hạch toán vào đâu? Hướng dẫn cách hạch toán khi bị phạt thuế

0
59

Nhiều doanh nghiệp khi bị truy thu thuế thì không biết cách hạch toán thuế vào đâu. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu và cách hạch toán khi bị phạt là như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu khi bị phạt thuế hoạch toán vào đâu nhé!

hạch toán thuế
Bị phạt thuế hạch toán vào đâu?

Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

Hạch toán thuế là những hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của con người đối với các hoạt động liên quan đến thuế xảy ra trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm thu nhận, cung cấp những thông tin về quá đóng thuế phục vụ cho công tác kiểm tra, công tác chỉ đạo những hoạt đông kinh tế. Đảm bảo công tác thu thuế và theo dõi đóng thuế được tốt hơn. Vậy khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu? Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn ở dưới đây!

Nhờ tổ chức hạch toán, các cơ quan quản lí nắm được các thông tin cần thiết về thuế để soạn thảo các quyết định quản lí và kiểm tra việc thực hiện việc đóng thuế. Những yêu cầu quan trọng đối với hạch toán là sựu đầy đủ, chính xác và kịp thời về nội dung và sự thống nhất về phương pháp để bảo đảm tiêu chuẩn hoá (quy cách hoá) và so sánh được các số liệu đã được hạch toán. Dưới đây là cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế:

  • Khi nhận được thông báo về việc xử phạt: Nợ TK 811 – Chi phí khác; Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản cần phải nộp khác
  • Khi nộp tiền phạt: Nợ TK 3339; Có các TK 111, 112,. . .
  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh; Có TK 811 – Chi phí khác.

Cách hạch toán tiền thuế Truy thu thêm

  • Phản ánh Thuế TNDN phải nộp, ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp; Có các TK 111, 112
  • Phản ánh Thuế GTGT phải nộp bổ sung, ghi: Nợ TK 811 – Chi phí khác; Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Có TK 811 – Chi phí khác.
  • Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp; Có các TK 111, 112

Hướng dẫn hạch toán tiền thuế khi bị truy thu sau quyết toán

Theo quy định tại Công văn 13521/CT-TTHT Hướng dẫn cách hạch toán khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế và có thông báo của cơ quan thuế về việc phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, các bạn hạch toán như sau:

  • Cách hạch toán tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp bị truy thu: Nợ TK 4211 – Lợi nhuận mà doanh nghiệp chưa phân phối năm trước; Có TK 3331 – Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp
  • Cách hạch toán tiền thuế TNDN bị truy thu: Nợ TK 4211 – Lợi nhuận mà doanh nghiệp chưa phân phối năm trước.; Có TK 3334 – Thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp.
  • Cách hạch toán tiền thuế TNCN bị truy thu: Kế toán khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:

Nếu được khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này: Nợ TK 334- Phải trả cho người lao động; Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

Nếu do doanh nghiệp phải trả: Nợ TK 4211 – Lợi nhuận doanh nghiệp chưa phân phối của năm trước; Có TK 3335 – Thuế TNCN mà doanh nghiệp phải nộp. Trên đây là cách ghi khi bị hạch toán thuế và khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu để doanh nghiệp có thể thực hiện đúng quy định.

Một số lưu ý khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế

Khi bị truy thu thuế thì nhiều doanh nghiệp sẽ không biết có được tính vào chi phí hoạt động hay không và không biết khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu. Tuy nhiên, những khoản tiền vi phạm sẽ không được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Cu thể như thế nào thì cùng xem quy định dưới đây.

Khoản tiền phạt thuế và truy thu thuế có được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp? Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản chi không được trừ khi xác định mức thu nhập chịu thuế bao gồm:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, khoản tiền phạt chậm nộp thuế, vi phạm hành chính của doanh nghiệp … sẽ không được trừ khi doanh nghiệp tính thuế TNDN (Cuối năm khi tính thuế TNDN thì phải loại ra). Trường hợp Công ty bị truy thu thuế GTGT, thuế TNDN thì công ty có phải nộp lại tờ khai truy thu thuế không? Các trường hợp điều chỉnh thì doanh nhiệp không phải lập lại sổ sách kế toán, và cũng không cần phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ thuế trước. 

Như vậy là Luật Hành Chính đã cung cấp cho bạn cách hạch toán thuế và khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu. Nếu bạn có thắc mắc về cách hạnh toán thuế và khi bị phạt thuế hạch toán vào đâu thì có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi. Ngoài ra, các bạn cung có thể theo dõi những chuyên mục pháp luật khác về phạt chậm nộp thuế để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây