Mẫu biên bản phòng cháy chữa cháy đầy đủ chi tiết đúng quy định

0
150

Ngày nay, khi mà tình hình hỏa hoạn xảy ra càng ngày càng phức tạp thì việc phòng cháy chữa cháy cũng được đề cao. Vậy phòng cháy chữa cháy là gì? Những công việc trong phòng cháy chữa cháy là gì và mẫu biên bản phòng cháy chữa cháy được viết như thế nào?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Biên bản phòng cháy chữa cháy là loại văn bản gì?

Phòng cháy chữa cháy là những biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa các nguy cơ gây cháy nổ hay hỏa hoạn. Đồng thời cũng nhanh chóng dập tắt được đám cháy khi nó xảy ra, tránh được thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo sự an toàn cho các cơ quan, tổ chứ nhà nước và những người dân thì đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là điều cần thiết. Ngoài việc kiểm tra định kỳ thì các cơ quan có thẩm quyền có thể lập biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Vậy biên bản phòng cháy chữa cháy là gì?

Phòng cháy chữa cháy là việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với người dân, nhất là trong thời điểm nắng nóng vào mùa khô. Mỗi người có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy để đảm bảo tính mạng của mình, của người khác và bảo toàn tính mạng của mọi người. Các hoạt động và tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy được các cơ quan áp dụng, kiểm tra và tiến hành giám sát thường xuyên. Cơ quan có hoạt động kiểm tra, giám sát phòng cháy chữa cháy là cơ quan Cảnh sát phòng chát chữa cháy. Mẫu biên bản phòng cháy chữa cháy được sử dụng nhiều trong cuộc sống và có vai trò vô cùng quan trọng.

Công dụng của biên bản phòng cháy chữa cháy là gì?

Khi kiểm tra và giám sát hoạt động phòng cháy chữa cháy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản để ghi lại sự kiểm tra này. Biên bản xác nhận nội dung, thời gian kiểm tra, đơn vị và đối tượng thực hiện hoạt động kiểm tra. Mẫu biên bản được ban hành theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thì đơn vị lập biên bản phải ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu để biên bản có giá trị áp dụng trong thực tế.

Bạn cũng có thể tìm hiểu bài viết của chúng tôi về giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy.

Mẫu biên bản phòng cháy chữa cháy đúng quy định

…. (1) ….

…. (2) ….

______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

BIÊN BẢN KIỂM TRA

…… (3) ……

Hồi…. giờ…….. ngày……….. tháng…… năm………….. , tại………..

Địa chỉ:………..

Chúng tôi gồm:

Đại diện:………

– Ông/bà:………… ; Chức vụ:…………….

– Ông/bà:………… ; Chức vụ:…………….

Đã tiến hành kiểm tra …………. (3)…………. đối… với…………… (4)……………..

Đại diện:……..

– Ông/bà:……… ; Chức vụ:……..

– Ông/bà:……… ; Chức vụ:……….

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

…………… (5)……….

Biên bản được lập xong hồi …………….. giờ……… ngày……… tháng…………. năm ……….gồm …… trang, được lập thành…………. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây./.

ĐẠI DIỆN

…(6)…

ĐẠI DIỆN

…(7)…

ĐẠI DIỆN

…(8)…

Những nội dung cần có trong biên bản phòng cháy chữa cháy

Muốn soạn thảo được một biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy đúng với quy định của pháp luật thì cần phải nắm vững nội dung bắt buộc phải có trong biên bản. Dưới đây là một số nội dung bắt buộc phải có của biên bản phòng cháy chữa cháy.

  • Tên của cơ quan cấp trên trực tiếp;
  • Tên của cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;
  • Nội dung kiểm tra: nội dung kiểm tra bao gồm an toàn về phòng cháy chữa cháy hoặc kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy; điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy;
  • Tên của đối tượng được kiểm tra phòng cháy chữa cháy;
  • Nội dung phần trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ đầu tư, chủ phương tiện, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ..), nội dung về kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, nhận xét, đánh giá và kiến nghị sau kiểm tra;
  • Đại diện của đơn vị được kiểm tra phải ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu vào biên bản;
  • Đại diện đơn vị và những các nhân có liên quan ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có);
  • Đại diện kiểm tra hoặc những người được phân công để kiểm tra ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có).

Ai có trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy?

Những người đứng đầu cơ sở, chủ tichh UBND cấp xã, những người là chủ phương tiện giao thông cơ giới, người chủ rừng, các chủ hộ gia đình phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục, định kỳ hoặc đột xuất về an toàn phòng cháy chữa cháy trong phạm vi quản lý.

Những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và chủ tịch UBND cấp huyện trở lên phải có trách nhiệm tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất về phòng cháy chữa cháy trong phạm vi quản lý.

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn định kỳ hàng quý đối với những có sở có nguy cơ về cháy, nổ, các phương tiện giao thông cơ giới và yêu cầu đặc biệt để đảm bảo về phòng cháy chữa cháy. Tiến hành kiểm tra 06 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và tiến hành kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu nguy hiểm về phòng cháy chữa cháy hoặc các dấu hiệu vi phạm về phòng cháy chữa cháy. Phải xây dựng kế hoạch về an toàn phòng cháy chữa cháy khi được tổ chức kiểm tra.

Hy vọng với những thông tin mà Luật Hành Chính cung cấp thì các bạn có thể hiểu hơn về phòng cháy chữa cháy và biên bản phòng cháy chữa cháy.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây