Biện pháp khắc phục hậu quả trong hành chính

0
618

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau:

(i) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

(ii) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Xem thêm: Biện pháp xử lý hành chính

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 gồm:  

(i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

(ii) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

(iii) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

(iv) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

(v) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

(vi) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

(vii) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

(viii) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

(ix) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Tìm hiểu chi tiết về Các biện pháp khắc phục hậu quả 

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ vào khoản 1 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;

h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung được thể hiện trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng nghĩa với việc người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.

Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hành chính tại: Pháp luật hành chính 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây