Các kiểu hệ thuộc luật cơ bản trong tư pháp quốc tế

0
1583

Hệ thuộc là bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, bộ phận này của quy phạm xung đột đưa ra nguyên tắc chọn luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hệ thuộc luật của Tư pháp quốc tế là các nguyên tắc xác định luật áp dụng trong các quy phạm xung đột.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hệ thuộc luật là gì?

Một thực tiễn khách quan là dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật dân sự nước ngoài, cũng như nhu cầu cần thiết đương nhiên của mỗi quốc gia là phải có một cơ cấu pháp luật cho phép và điều chỉnh quan hệ của thể nhân và pháp nhân của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Điều này có nghĩa là ở mỗi quốc gia cần có một hệ thống luật xung đột như là một công cụ thiết yếu để tạo lập một trật tự pháp luật cho việc tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế. Không có một quốc gia nào tham gia vào các quan hệ trên mà lại không có hệ thống quy phạm xung đột của mình.

Hệ thống quy phạm xung đột của mỗi quốc gia thể hiện trong hệ thống luật quốc nội và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Hệ thống quy phạm xung đột của mỗi quốc gia thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong quốc gia đó và đồng thời nó cũng củng cố và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị đó trong đời sống quốc tế. 

Hệ thuộc là bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, bộ phận này của quy phạm xung đột đưa ra nguyên tắc chọn luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hệ thuộc luật của Tư pháp quốc tế là các nguyên tắc xác định luật áp dụng trong các quy phạm xung đột. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật, vì mỗi hệ thuộc chỉ có một phạm vi áp dụng khác nhau nên không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, không nên áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật. Vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật cần áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau nhưng không phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật.

Các kiểu hệ thuộc luật cơ bản trong tư pháp quốc tế

Luật nhân thân: Luật nhân thân bao gồm hai hệ thống pháp luật: Luật nước mà cá nhân có quốc tịch (Luật quốc tịch) và luật nước nơi người đó cư trú (Luật nơi cư trú) hay nói cách khác Luật nhân thân gồm 2 biến dạng: (i) Luật quốc tịch được hiểu là luật của quốc gia mà đương sự là công dân, công dân phải có năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; (ii) Luật nơi cư trú được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có nơi cư trú ổn định. Hệ thuộc nhân thân không chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân mà nó còn được áp dụng để điều chỉnh cả các quan hệ nhân thân và quan hệ thừa kế.

Luật quốc tịch của pháp nhân: Luật quốc tịch của pháp nhân được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch. Các dấu hiệu ràng buộc hiện này là: (i) Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân; (ii) Nơi đăng ký điều lệ (nơi thành lập pháp nhân); (iii) Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh hoạt động chính; (iv) Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng ký điều lệ ở Việt Nam thì đương nhiên pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam không phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào.

Luật nơi có vật: Luật nơi có vật được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó. Nó là hệ thống pháp luật nơi có tài sản thực tế tồn tại. Tài sản sẽ luôn chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nơi có tài sản ở đó.

Luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn

Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong buôn bán và hàng hải quốc tế, pháp luật cho phép các bên tham gia các quan hệ đã được lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng. Nó là hệ thống pháp luật được các chủ thể bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn. Luật do các bên thỏa thuận có thể là luật quốc nội, luật quốc tế hoặc chính các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Luật do các bên được lựa chọn không đương nhiên được áp dụng. Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội đủ các điều kiện sau:

(i) Phải có sự thỏa thuận giữa các bên.

(ii) Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.

(iii) Luật được lựa chọn phải là những quy phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

Luật nơi thực hiện hành vi: Là luật nơi thực hiện các hành vi pháp lý như kết hôn, giao kết hợp đồng, gây thiệt hại,… Luật nơi thực hiện hành vi có rất nhiều loại: (i) Luật nơi ký kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng; (ii) Luật nơi thực hiện nghĩa vụ; (iii) Luật nơi thực hiện hành động, ví dụ như hình thức của hợp đồng được quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó, hoặc hình thức kết hôn được quyết định bởi luật nước các bên thực hiện kết hôn; (iv) Luật nước người bán; (v) Luật nơi vi phạm pháp luật.

Theo tư pháp quốc tế Việt Nam không phải mọi trường hợp bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi. Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015 quy đinh như sau: ”Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”.

Luật tiền tệ: Được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định do đó các vấn đề liên quan đến tiền tề đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó.

Luật tòa án: Luật tòa án được hiểu là pháp luật của nước có tòa án thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng pháp luật nước mình. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng nước mình trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài. Luật tòa án là luật nước nơi có Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc. Tòa án thụ lý có quyền áp dụng pháp luật nước mình (luật tòa án) để xác định thẩm quyền và giải quyết tranh chấp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây