Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế

0
348

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.

Nguyên nhân: Do mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau. Mỗi nước có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử…

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế.

Lý luận chung về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế

Đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thì cách thức triệt để và chủ động để tránh hiện tượng xung đột pháp luật cũng như các tranh chấp có liên quan, đó là thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp ngay từ khi giao kết hợp đồng.

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rất đặc biệt là luôn có yếu tố nước ngoài nghĩa là không một quốc gia nào có thể đơn phương ban hành ra các quy định pháp luật giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mà nó luôn liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Chính đối tượng điều chỉnh đặc thù này của tư pháp quốc tế có ý nghĩa quyết định đến phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế: phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.

Pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc tế có liên quan đều khẳng định quyền tự do lựa chọn luật áp dụng và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của các bên tham gia vào một mối quan hệ pháp luật kinh doanh quốc tế. Quyền này được thừa nhận trong nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam điều chỉnh các loại hợp đồng khác nhau như Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005, Bộ luật hàng hải năm 2015.

Mặc dù phương pháp xung đột có những hạn chế nhất định nhưng có thể nói phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của tư pháp quốc tế vì cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh việc xây dựng quy phạm xung đột, kể cả quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế là dễ dàng hơn việc xây dựng các quy phạm thực chất. Do đặc thù của tư pháp quốc tế là điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước vì thế trong tư pháp quốc tế cũng có những phương pháp đặc thù để điều chỉnh các quan hệ này. Chỉ có hai phương pháp là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột được sử dụng để điều chỉnh trong Tư pháp quốc tế.

Phương pháp xung đột được xem là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất trong Tư pháp quốc tế vì xuất phát từ lý do về các điều kiện về lịch sử, dân tộc, trình độ phát triển và lợi ích… của các quốc gia còn có sự khác biệt thậm chí là khác xa nhau, vì vậy việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất sẽ rất khó khăn nhưng thống nhất hóa các quy phạm xung đột thì lại dễ dàng hơn từ đó ta giải quyết các xung đột pháp luật một cách hữu hiệu và thực tế.

Phương pháp dùng quy phạm xung đột

Phương pháp dùng quy phạm xung đột bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu của Friedrich Carl von Savigny, một nhà luật gia người Đức rất nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn vào thế kỷ 18 trong giới luật gia với học thuyết ”Luật của trái chủ”. Sau đó phương pháp này được sử dụng phổ biến để giải quyết xung đột trong tư pháp quốc tế và còn được gọi là ”Luật xung đột” (Conflitct of laws) tại các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu và rộng rãi như một công cụ để thiết lập và bảo đảm trật tự pháp lý trong các quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh. Hiện nay phương pháp dùng quy phạm xung đột được sử dụng cả trong hệ thống Common Law hay hệ thống Civil Law.

Trước hết cần phải hiểu khái niệm về quy phạm xung đột. Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ ra hệ thống pháp luật nào trong đó các hệ thống pháp luật đang xung đột được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể.

Quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật mà chỉ đưa giải pháp gián tiếp cho việc giải quyết sự xung đột về mặt quyền lợi giữa các chủ thể đó. Có thể nói, quy phạm xung đột luôn mang tính chất ”dẫn chiếu” khi nó thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn việc lựa chọn một cách khách quan nguồn luật có mối liên quan nhất và có hiệu lực áp dụng nhất cho loại quan hệ pháp luật nhất định. Quy phạm xung đột khi dẫn chiếu tới việc áp dụng luật thì luật được áp dụng có thể là luật của nước nơi có Tòa án giải quyết tranh chấp (lex fori) hoặc là luật của một nước khác.

Khác với các quy phạm pháp luật thông thường nói chung được cấu thành bởi ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài, quy phạm xung đột về cơ cấu chỉ bao gồm hai bộ phận là phạm vi và lệ thuộc. Đây là hai bộ phận không thể thiếu trong mỗi quy phạm xung đột. Phần phạm vi là phần quy định mối quan hệ cụ thể nào chịu sự điều chỉnh của quy phạm xung đột. Phần hệ thuộc là phần quy định rõ luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết xung đột trong mối quan hệ đã được nêu tại phần phạm vi.

Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia. Các quốc gia tự ban hành các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa xây dựng được đầy đủ các quy phạm thực chất thống nhất. Các nước cùng nhau kí kết các điều ước quốc tế để xây dựng lên các quy phạm xung đột thống nhất.

Phương pháp thống nhất luật thực chất

Quy phạm pháp luật thực chất hay còn gọi là quy phạm thực chất là những quy phạm trực tiếp giải quyết các quan hệ pháp luật mang tính quốc tế, trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với các chủ thể tham gia các quan hệ này.

Thống nhất luật thực chất là việc các nước cùng nhau thỏa thuận xây dựng các quy phạm thực chất để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh quốc tế. Thống nhất luật thực chất được tiến hành bằng cách ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương có hiệu lực đối với các nước thành viên.

Từ những thập kỷ 20 của thế kỷ XX đã xuất hiện rất nhiều điều ước thương mại quốc tế chứa đựng các quy phạm thực chất thống nhất ký kết và thực hiện như một xu hướng phát triển kinh tế tất yếu của thể giới. Một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế như Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình, Công ước của Liên hợp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước viên năm 1980).

Trước đây, Việt Nam có tham gia vào một điều ước quốc tế đa phương thống nhất luật thực chất về hợp đồng, đó là Điều kiện giao hàng chung được thông qua năm 1958 trong Khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa vào thời kỳ bấy giờ (khối SEV). Điều kiện giao hàng chung này được áp dụng một cách bắt buộc và tự động cho tất cả các hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia của SEV. Nội dung của Điều kiện giao hàng chung là các quy phạm thực chất thống nhất, điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng mua bán như thành lập hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, vi phạm hợp đồng, các chế tài, bất khả kháng,… Khi Hội đồng tương trợ kinh tế tan rã vào năm 1991, Điều kiện giao hàng chung này cũng chấm dứt hiệu lực.

Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.

(i) Các quy phạm thực chất thống nhất hiện nay chủ yếu có trong điều ước quốc tế về các lĩnh vực thương mại, hằng hải quốc gia hoặc các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Becnơ 1886 về bảo vệ quyền tác giả; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.

(ii) Các quy phạm thực chất còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế nhất là trong lĩnh vực thương mại và hằng hải quốc tế: Tập hợp các quy tắc tập quán INCOTERMS 2000 về các điều kiện mua bán mua bán hàng hoá quốc tế.

(iii) Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia ( luật quốc nội): quy phạm thực chất được quy định trong luật đầu tư, luật về chuyển giao công nghệ…

Ngoài ra trong trường hợp khi tư pháp quốc tế xảy ra không có quy phạm thực chất và quy phạm xung đột, vấn đề điều chỉnh quan hệ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo quan điểm chung hiện nay, trong trường hợp quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra mà không có quy phạm thực chất thống nhất cũng như quy phạm xung đột nếu các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ đó phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó trừ khi hậu quả của việc áp dụng đó trái với những nguyên tắc kể trên.

Tuy các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, đã rất nỗ lực trong việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất, nhưng nhìn chung, việc này thường khó khăn. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất có hiệu lực áp dụng trên phạm vi quốc tế, nhưng phương pháp giải quyết xung đột pháp luật bằng cách sử dụng quy phạm xung đột vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây