Căn cước công dân gắn chip: Ai phải đi đổi?

0
213

Như thông tin trước đó đã đưa, Căn cước công dân sẽ được đổi sang mẫu mới có gắn chip trong thời gian tới. Khi đó, có phải tất cả mọi người dân đều phải đổi sang mẫu thẻ mới này?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Dự kiến cấp Căn cước công dân gắn chip vào tháng 11/2020

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1368/QĐ-TTg, trong đó đồng ý với chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip; tổng vốn đầu tư gần 2.700 tỷ đồng.

Đây chính là tiền đề pháp lý quan trọng để việc cấp Căn cước công dân gắn chip được triển khai sớm trong thời gian tới.

Hiện nay, Căn cước công dân đã được cấp tại 16 tỉnh, thành trên cả nước, tuy nhiên mới chỉ là mẫu có gắn mã vạch. Mẫu Căn cước công dân gắn chip được cho là có nhiều ưu điểm hơn mẫu có mã vạch, như: Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn; Liên kết với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe…

Được biết, dự kiến việc cấp Căn cước công dân có gắn chip sẽ được triển khai trong tháng 11/2020 tới đây.

Những ai phải đi đổi thẻ Căn cước công dân có gắn chip?

Đây là thắc mắc của đông đảo người dân sau khi có thông tin về việc Căn cước công dân sẽ có một diện mạo mới là được gắn chip.

Theo đại diện của Bộ Công an, công dân đang sử dụng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân mã vạch còn thời hạn sử dụng thì vẫn được tiếp tục sử dụng. Khi hết thời hạn sử dụng, hoặc khi bị mất, hỏng… thì được cấp đổi sang Căn cước công dân có gắn chip.

Căn cước công dân gắn chip vẫn giữ nguyên số như Căn cước công dân mã vạch. Do đó, khi đổi sang mẫu có gắn chip, các giao dịch của công dân vẫn được thực hiện bình thường mà không có bất cứ phiền phức nào.

Khi bắt đầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, sẽ có đồng thời 4 mẫu căn cước cùng có hiệu lực, có giá trị sử dụng gồm: Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây