Căn cước công dân gắn chip là gì?

0
526

Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ mới được Nhà nước ban hành và có nhiều nội dung cần phải lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức về loại giấy tờ mới này.

Căn cước công dân gắn chip là gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong, có kích thước như thẻ ATM. Để truy cập thông tin trong chip, một số thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc số khác cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).

Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.

Tìm hiểu thêm: Căn cước công dân

Lợi ích của loại căn cước công dân mới này

(i) Truy cập dữ liệu nhanh, không bị lộ thông tin khi mất thẻ.

(ii) Độ bảo mật cao.

(iii) Dung lượng lưu trữ lớn.

(iv) Cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm.

(v) Có thể được sử dụng, kết nối rộng rãi.

(vi) Phòng tránh giấy tờ bị giả mạo, giảm chi phí công chứng.

(vii) Thuận tiện khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.

(viii) Hạn chế tối đa giả mạo danh tính.

Căn cước công dân gắn chip điện tử để làm gì?

(i) Thay thế Chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch

Hiện nay, trên cả nước đang tồn tại đồng thời các thẻ sau có giá trị tương đương:

– Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số;

– Căn cước công dân.

Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, cả chứng minh nhân dân và căn cước công dân đều là giấy tờ tùy thân của công dân (có giá trị như nhau).

Xem thêm: Phân biệt căn cước công dân và chứng minh nhân dân

Về giá trị sử dụng của thẻ chứng minh nhân dân giai đoạn hiện nay, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân quy định, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip cũng nêu rõ, thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (căn cước công dân mã vạch) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Như vậy, thẻ căn cước công dân gắn chip có thể thay thế cho Chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch trong thực hiện các giao dịch.

(ii) Thay thế hộ chiếu trong một số trường hợp

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Khoản 2 Điều 20 của Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định: thẻ Căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, tại một số nước, căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu.

(iii) Thay thế các giấy tờ đã tích hợp thông tin trên Căn cước công dân

Chính phủ đã giao Bộ Công an hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình vào chíp điện tử trong thẻ căn cước công dân để sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Các thông tin có thể tích hợp trên thẻ căn cước công dân như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe…

Khi được tích hợp, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể thay thế được các loại giấy tờ đó, giúp người dân không cần mang theo nhiều giấy tờ khi đi làm các thủ tục hành chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Theo quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014.

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Hiện nay cũng không có văn bản pháp luật nào quy định căn cước công dân cũ sẽ hết hiệu lực khi căn cước công dân gắn chíp ra đời.

=> Căn cước công dân cũ vẫn còn hiệu lực theo các mốc tuổi được quy định nêu trên. Khi căn cước công dân đến thời hạn phải đổi thì bạn đổi sang căn cước công dân gắn chíp.

=> Nếu đã có thẻ căn cước công dân mã vạch vẫn còn hiệu lực thì người dân không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.

Có thể bạn quan tâm: Làm căn cước công dân online

Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao lâu?

Bộ Công an ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip mới căn cứ theo Luật Căn cước công dân năm 2014, theo đó, tương tự như mẫu thẻ cũ thì tại mặt trước của thẻ vẫn sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014:

Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Tìm hiểu thêm thông tin tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây