Contents
Đã ly hôn nhưng chồng không cho tách khẩu, xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp của tôi như sau Tôi đã ly hôn năm 2013, hiện tại tôi đang thuê nhà để ở, tôi muốn tách hộ khẩu nhưng gia đình chồng cũ của tôi không chịu và gây nhiều khó khăn cho tôi trong việc tách khẩu.Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm như thế nào để đựơc tách khẩu và gia đình chồng cũ của tôi có vi phạm luật không khi không cho tôi tách khẩu ra
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 27 Luật Cư trú năm 2006 quy định vấn đề tách sổ hộ khẩu:
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này…”
Thông thường, sau Bản án ly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Tuy nhiên trên thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhà của người đã từng là vợ, hoặc chồng mình.
Đối với trường hợp của bạn, do trước đây bạn nhập hộ khẩu vào nhà chồng, nên thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật cư trú. Vì vậy, để thực hiện được việc tách sổ hộ khẩu cần phải có “sự đồng ý của chủ hộ”.
Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, khi đó không cần sự đồng ý của gia đình chồng, bạn vẫn thực hiện được thủ tục này. Trong trường hợp này, bạn cần phải có chỗ ở hợp pháp mới, chỗ ở hợp pháp bao gồm:
+ Nhà ở thuộc sở hữu của mình.
+ Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp: có quyết định phân nhà, có hợp đồng thuê.
+ Được chủ hộ gia đình đồng ý cho ở nhà hợp pháp của chủ hộ. Nhà ở phải đảm bảo vệ sinh, môi trường và đủ diện tích ở tối thiểu theo quy định. Không trong diện tranh chấp, vùng quy hoạch phải dời chuyển.
Nhà ở hợp pháp nói trên phải có đầy đủ giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục đăng ký thường trú bạn thể tham khảo nội dung Điều 21 Luật Cư trú, như sau:
“Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Đã ly hôn rồi mà vẫn chưa tách khẩu có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp Tôi có vấn đề cần được tư vấn. Sau khi kết hôn, tôi và con trai nhập khẩu về chung sổ hộ khẩu với bố mẹ chồng. Chồng tôi đăng ký hộ khẩu tại 1 địa chỉ khác, và trong sổ hộ khẩu đó, vợ cũ của anh vẫn chung khẩu (đã ly hôn). Tôi muốn hỏi như vậy có đúng luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính”.
Điều 15 Luật Cư trú quy định:
“1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.”
Theo các quy định trên, việc lựa chọn nơi cư trú là do vợ chồng tự thỏa thuận và quyết định, không bắt buộc vợ và chồng phải cùng cứ trú ở một nơi. Do đó, việc chồng bạn có sổ hộ khẩu ở một nơi khác là không trái pháp luật.
Chồng bạn và vợ cũ đã ly hôn, tức là quan hệ vợ chồng giữa hai người này đã chấm dứt. Tuy nhiên, khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn, Tòa án chỉ ra quyết định hoặc bản án giải quyết 03 quan hệ là: quan hệ hôn nhân, quan hệ về con cái và quan hệ về tài sản chung giữa vợ và chồng, không phán quyết về vấn đề cư trú, cũng như tách sổ hộ khẩu giữa vợ chồng sau khi ly hôn. Việc thay đổi nơi cư trú hay tách sổ hộ khẩu sau khi ly hôn là thuộc quyền tự định đoạt của các đương sự theo quy định của Luật Cư trú.
Điều 23 Luật Cư trú quy định: “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.” Do đó, nếu sau khi ly hôn, chồng bạn hoặc vợ cũ đã thay đổi chỗ ở hợp pháp, không còn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại nơi đã đăng ký thường trú, thì người đã thay đổi chỗ ở phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới theo quy định của Luật Cư trú.
Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: “Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;” sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng:
Trong trường hợp này, bạn và chồng bạn cần thỏa thuận, thống nhất với nhau về nơi cư trú của gia đình, làm thủ tục đăng ký thường trú cho các thành viên theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể liên hệ với cơ quan Công an cấp xã hoặc cấp huyện nơi vợ chồng bạn có ý định đăng ký hộ khẩu thường trú, để được giải thích và hướng dẫn cụ thể.
Cắt khẩu, xóa hộ khẩu thường trú sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng luật sư. Tôi và chồng đã ly hôn. Hộ khẩu của tôi ở quận Tân Bình. Kể từ khi chúng tôi ly thân và ly hôn anh đã ở tại quận Thủ Đức được 6 tháng (nhà này không đủ điều kiện làm sổ hộ khẩu; việc anh có hay không có đăng ký tạm trú ở Thủ Đức tôi không xác minh được). Hiện nay anh vẫn chưa chịu cắt khẩu ra khỏi nhà tôi. Nhà tôi không muốn tách khẩu; mà chỉ muốn anh bị cắt khẩu. Tôi nên làm sao để cắt khẩu của anh? Trường hợp anh đi khỏi nhà tôi đến Thủ Đức đăng ký tạm trú trong 6 tháng qua mà không báo tạm vắng tại Tân Bình thì tôi có thể yêu cầu chính quyền cắt khẩu được không? Trường hợp anh cũng không đăng ký tạm trú tại Thủ Đức và cả tạm vắng ở Tân Bình thì tôi có thể cắt khẩu được không?
Luật sư tư vấn:
Thông thường, trong bản án về hôn nhân gia đình, toà án chỉ giải quyết 3 mối quan hệ chính: vợ chồng, con cái và tài sản. Khi ly hôn, vấn đề hộ khẩu không liên quan đến 3 mối quan hệ trên cũng như việc làm của các bên, nên toà án thường không đề cập đến việc cư trú sau ly hôn.
Không có phán quyết của toà án nên cơ quan công an không được cắt khẩu của chồng cũ theo yêu cầu của chị được nếu không có yêu cầu của chồng chị. Hộ khẩu của một người là sự chứng nhận mang tính nhân thân mà chỉ có người đó mới có yêu cầu điều chỉnh cắt hoặc không cắt khẩu.
Căn cứ Điều 22 Luật cư trú 2006 quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
“- Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
– Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Nếu chồng bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an cấp huyện cắt khẩu của chồng bạn ra khỏi sổ hộ khẩu gia đình.
Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau:
Xem thêm:
- Thu hồi đất – Các quy định của pháp luật đất đai cần lưu ý
- Quy định miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bị xử phạt thế nào?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.