Trang chủ Kiến thức hành chính Chánh văn phòng là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn...

Chánh văn phòng là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Chánh Văn Phòng

0
262
Trong quá trình nghiên cứu về bộ máy nhà nước hoặc nghe trên truyền hình khái niệm chánh văn phòng được nhắc đến khá nhiều như “chánh văn phòng chính phủ trả lời về …”. Vậy, chức danh chánh văn phòng được hiểu như thế nào ? 
Vi phạm xuất bản
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Contents

– Khái niệm chức danh chánh văn phòng

Chánh văn phòng là chức danh quản lí trong hệ thống chức danh quản lí của cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, hiệp hội. Chức danh chánh văn phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật (đối với các cơ quan nhà nước) hoặc theo điều lệ, nội quy của tổ chức (đối với các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước). Thông thường, người giữ chức danh chánh văn phòng có những quyền hạn, nhiệm vụ cơ bản sau:
Tiếp nhận và thực hiện sự uỷ quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về một số công việc liên quan đến hoạt động đối nội và đối ngoại của cơ quan, tổ chức đó;
Quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng của văn phòng theo quy định của cơ quan, tổ chức đó;
Phân công nhiệm vụ, công việc và kiểm tra, giám sát, quản lí các nhân viên trong văn phòng thuộc quyền mình phụ trách để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao;
Chịu trách nhiệm báo cáo trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về các công việc được cơ quan, tổ chức đó giao cho văn phòng; 5) Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo sự vận hành và hoạt động hiệu quả của tổ chức đó.
Chánh văn phòng có thể có một hoặc một số phó chánh văn phòng giúp việc, tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của văn phòng đó rộng hay hẹp. Trong các quan hệ công tác, khi chánh văn phòng không thể có mặt để trực tiếp giải quyết công việc của văn phòng thì có thể uỷ quyền cho các phó chánh văn phòng đại diện cho mình giải quyết các công việc đó. Chánh văn phòng phải chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện các công việc đó của người đại diện, nếu những người đại diện đã thực hiện các công việc đó theo đúng phạm vi uỷ quyền.

– Nhiệm vụ của Chánh Văn Phòng là gì ?

Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;
b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;
c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;
d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;
đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.
Trên đây là quy định về Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP

Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn Phòng

Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên;
  • Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
  • Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Có năng lực nổi trội và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch chức danh lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc trong quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự của đơn vị có số lượng việc lớn trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Trên đây là quy định về Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP.

Quy định về bổ nhiệm Chánh văn phòng và Phó chánh văn phòng ngành Tòa án

Thứ nhất, Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định thì:
“Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó”.
Vì vậy việc bổ nhiệm công chức có ngạch chuyển viên (công chức loại A1) thì được bổ nhiệm vào chức danh chánh văn phòng và phó chánh văn phòng thì không trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, Căn cứ Điều 2, Điều 5 Quyết định số 345/2016/QĐ-CA như sau:

Điều 2. Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Cơ cấu tổ chức

Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tnh có Chánh văn phòng, không quá 02 Phó Chánh Văn phòng và các công chức, người lao động khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn

  • Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
  • Thực hiện công tác hành chính quản trị, kế toán tài chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
  • Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cp tỉnh trong việc quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân ti cao;
  • Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; phối hp với các đơn vị chức năng khác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
  • Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền;
  • Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng;
  • Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý;
  • Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, khai thác, duy trì và phát triển Trang thông tin điện tử;
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”
  • Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan khác;
  • Làm đầu mối thực hiện việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp;
Điều 5. Bộ máy giúp việc của các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) là Văn phòng.
Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp huyện có Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, các công chức và người lao động khác.
Nhiệm vụ, quyền hạn
  • Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện các công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, công tác kế toán – quản trị, bảo vệ; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền;
  • Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức công tác xét xử; tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện công tác thống kê, tng hợp tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện; giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp huyện đbáo cáo Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và các cơ quan hữu quan khác;
  • Thực hiện công tác theo dõi thi hành án theo quy định của pháp luật;
  • Làm đầu mối thực hiện công việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp;
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Theo đó văn phòng của tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án… thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và tương tự Văn phòng của tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nên việc chánh văn phòng tòa án thụ lý đơn khởi kiện, hồ sơ vụ án… là thuộc thẩm quyền.

Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì ?

Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức tiếp công dân được quy định tại Điều 44 Quy chế làm việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2888/QĐ-BTNMT năm 2016 như sau:
Phối hợp với Vụ Tài chính, Thanh tra Bộ trình Lãnh đạo Bộ quyết định địa điểm làm trụ sở tiếp công dân đảm bảo đúng quy định.
Thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ khi có công dân đến yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Bố trí lịch để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân theo định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức tiếp công dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2888/QĐ-BTNMT năm 2016 .

Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ là gì ?

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Chánh Văn phòng Bộ ngoài việc thực hiện các quy định nêu tại Điều 6, còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổng hợp trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng thông qua các chương trình công tác của Bộ; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các chương trình công tác; chuẩn bị các báo cáo công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của Bộ và các văn bản khác được Bộ trưởng giao.
Báo cáo Bộ trưởng và các Thứ trưởng kịp thời về tình hình hoạt động, điều hành chung của Bộ.
Phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ duy trì, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan và các Quy chế, quy định khác của Bộ.
Theo dõi, đôn đốc các đơn vị chuẩn bị các đề án, văn bản đã được Bộ trưởng giao, kiểm tra về thủ tục, thể thức các đề án, văn bản trước khi trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực.
Tổ chức ghi biên bản và ký Thông báo kết luận các cuộc họp và làm việc của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng chủ trì (trừ những cuộc họp và làm việc không tham dự).
Chánh Văn phòng Bộ là người phát ngôn của Bộ. Khi thực hiện nhiệm vụ phát ngôn, Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chế phát ngôn của Bộ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nội dung phát ngôn.
Giúp Bộ trưởng thực hiện các quy chế phối hợp công tác giữa Bộ trưởng, Thứ trưởng với tổ chức Đảng và đoàn thể trong Bộ.
Chánh Văn phòng Bộ là chủ tài khoản của cơ quan Bộ. Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế do Văn phòng Bộ thực hiện và các hợp đồng kinh tế do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện. Trường hợp các hợp đồng do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện và đề xuất ký thì Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm về thể thức ký, Người đứng đầu các đơn vị đề xuất ký phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung hợp đồng. Bảo đảm điều kiện làm việc, phục vụ hậu cần theo chế độ của Nhà nước đối với các hoạt động chung của Bộ.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 .

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

19006198
Liên hệ