Cho người khác mượn xe, chủ xe có thể bị phạt?

0
243

Không ít người vẫn đang nhầm tưởng nếu cho người khác mượn xe mà người đó vi phạm giao thông thì tự họ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa hẳn đã đúng.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cho người khác mượn xe, khi nào chủ xe bị phạt?

Theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 do Chính phủ ban hành, sẽ phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy; xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

Như vậy, đối chiếu với Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cho người khác mượn xe thuộc một trong những trường hợp sau thì chủ xe cũng phải liên đới chịu trách nhiệm:

(i) Cho người khác mượn xe không đủ độ tuổi như sau:

Đủ 16 tuổi trở lên với lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

Đủ 18 tuổi trở lên với mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Đủ 21 tuổi trở lên với xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

Đủ 24 tuổi trở lên với xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

Đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

Quá 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam đối với người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.

(ii) Cho người khác mượn xe không đủ sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT (người bị cụt 01 tay hoặc 01 chân; sử dụng ma túy; sử dụng rượu,bia…)

(iii) Người mượn xe không có Giấy phép lái xe (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.

Mức phạt chủ xe khi cho người không đủ điều kiện mượn xe

Theo Nghị định 100, chủ xe ô tô, xe gắn máy cho người khác mượn xe không đủ các điều kiện theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 02 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 04 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với chủ xe là xe ô tô, xe máy chuyên dùng cho người khác mượn xe mà người mượn không đủ điều kiện lái xe thì mức phạt là 04 – 06 triệu đồng đối với cá nhân; 08 – 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt này đã tăng nhiều so với quy định tại Nghị định 46 năm 2016.

Tại Nghị định 46, mức phạt với chủ xe mô tô cho người không đủ điều kiện mượn xe là 800.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với chủ xe ô tô, mức phạt trước đây là 02 – 04 triệu đồng đối với cá nhân; 04 – 08 triệu đồng đối với tổ chức.

Và một điểm đáng chú ý là cho người không đủ điều kiện lái xe mượn xe, chủ xe còn có thể phải… ngồi tù.

Cụ thể, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 quy định tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

” Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm….

Làm chết người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Khung hình phạt lớn nhất của tội này là 07 năm tù giam (đối với hậu quả làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây