Chồng muốn nhận con riêng có cần hỏi ý kiến của vợ?

0
274

Trong thực tế phát sinh rất nhiều tình huống người chồng có con ngoài giá thú (con riêng) và mong muốn làm thủ tục nhận con theo quy định pháp của luật. Vậy trong tình huống này, người chồng có cần hỏi ý kiến của vợ?

Thủ tục nhờ mang thai
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Không cần hỏi ý kiến của vợ, chỉ cần có xét nghiệm ADN

Để ghi nhận quan hệ ruột thịt giữa những người có cùng chung huyết thống, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả khi con đã chết. Trường hợp người đang có vợ, có chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Quy định nêu trên đã rất rõ ràng để khẳng định, người chồng muốn nhận con riêng không phải hỏi ý kiến của vợ. Việc hỏi ý kiến của vợ hay không hoàn toàn do người chồng tự quyết định, pháp luật không bắt buộc.

Hiện nay, thủ tục nhận cha, mẹ, con được áp dụng theo Điều 24 và Điều 25 của Luật Hộ tịch 2014 và hướng dẫn tại Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT-BTP. Theo đó, người cha muốn nhận con riêng thì nộp các giấy tờ sau cho UBND cấp xã nơi cư trú của mình hoặc của con:

– Tờ khai theo mẫu;

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con như Kết quả xét nghiệm ADN…;

– Trường hợp không có văn bản nêu trên, phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Khi nhận cha con, các bên đều có phải có mặt. Nếu việc nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp, thủ tục sẽ được giải quyết trong 03 ngày làm việc, từ ngày nhận nộp đủ hồ sơ nêu trên. Trường hợp cần xác minh có thể kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Tóm lại, pháp luật chỉ yêu cầu người chồng muốn nhận con riêng phải có bằng chứng chứng minh mối quan hệ cha con với người được nhận, không yêu cầu phải hỏi ý kiến của người vợ đang cùng chung sống.

Có được bổ sung con riêng vào Sổ hộ khẩu?

Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha con theo quy định trên thông thường phát sinh thêm một thủ tục khác là bổ sung con riêng vào Sổ hộ khẩu.

Điều 25 của Luật Cư trú 2006 quy định: Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một số hộ khẩu.

Theo đó, con riêng của người chồng vẫn thuộc đối tượng được có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình, tuy nhiên con riêng cũng phải có cùng chỗ ở với cha. Ngoài ra, trường hợp vợ đứng tên là chủ hộ trong Sổ hộ khẩu thì người chồng cần phải hỏi ý kiến vợ về việc bổ sung con riêng vào Sổ hộ khẩu.

Theo Điều 6 của Thông tư 35/2014/TT-BCA, khi làm thủ tục bổ sung con riêng vào Sổ hộ khẩu thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu và xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ cha con.

Nơi làm thủ tục này là Công an cấp huyện nếu nhập hộ khẩu tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an cấp xã nếu nhập hộ khẩu tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây