Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

0
148

Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong cấp quản lý hành chính. Trong đó, họ được trao thẩm quyền xử phạt đặc biệt. Bài viết sẽ chia sẻ những quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Chủ tịch ủy ban nhân dân
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chủ tịch Ủy ban nhân dân là gì?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân là một chức danh trong Ủy ban nhân dân các cấp. Họ là những người đứng đầu cơ quan hành chính tại địa phương. Họ được bầu ra bởi Hội đồng nhân dân cùng cấp từ các đại biểu Hội đồng nhân dân. Tương tự như Thủ tướng ở cấp trung ương, người đứng đầu bộ mấy hành chính ở địa phương cũng có nhều quyền hạn. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và với người dân.

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trước tiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu cấp tỉnh về bộ máy hành chính.

Hiện nay, thẩm quyền của Chủ tịch cấp tỉnh được quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Những quyền hạn của Chủ tịch cấp tỉnh bao gồm:

  • Lãnh đạo công việc của bộ máy hành chính, các cơ quan chuyên môn khác;
  • Thẩm quyền trong phân công, điều phối nhân sự là Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban cấp huyện.
  • Lãnh đạo việc chấp hành, thi hành Hiến pháp, luật, … của các cơ quan nhà nước, người dân trên địa bàn quản lý.
  • Tổ chức và điều phố hoạt động của các cơ quan trên địa bản quản lý để hệ thống hoạt động hơp lý, hiệu quả.

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp huyện là cấp dưới của Chủ tịch tỉnh. Họ là những người chịu trách nhiệm chính trong bô máy hành chính cấp huyện.

Tương  tự như các nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh, người đứng đầu ở cấp huyện có một số công việc sau:

  • Điều hành công việc hành chính, công việc của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
  • Trách nhiệm trong việc điều hành nhân sự ở cấp xã
  • Chỉ đạo việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của địa bàn quản lý.
  • Thực hiện các chỉ đạo của cấp trên theo phân cấp, ủy quyền.

Nhìn chung, không có nhiều sự khác nhau giữa Chủ tịch ở cấp huyện với cấp tỉnh. Đây là những bộ máy chỉ đạo ở cấp trên với cuộc sống người dân và có phạm vi quản lý bao quát hơn.

Xem thêm về: Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi

Thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Khác với hai chủ tịch ở bên trên, Chủ tịch cấp xã là người trực tiếp quản lý ở địa phương. Đồng thời, đây là vị trí gắn với công việc, cuộc sống người dân nhiều nhất. Tuy nhiên, do quản lý một địa bàn ít người cư trú hơn nên quyền hạn của Chủ tịch cấp xã cũng ít hơn. Bao gồm các công viêc như: Tổ chức thi hành pháp luật; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn; giải quyết khiếu nại;…

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Thẩm quyền xử phạt của người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương được quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể:

Quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Quyền hạn của Chủ tịch cấp xã được quy định tại Khoản 1 Điều 38. Nội dung chính như sau:

  • Đưa ra hình thức cảnh cáo;
  • Phạt tiền không quá 5 triệu.
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  • Và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Đây là những nội dung cơ bản của thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân cấp xã. Do điều kiện địa bản nhỏ, do đó khối lượng công việc không nhiều như các cấp trên.

Quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Cũng giống như Chủ tịch cấp xã, Chủ tịch cấp huyện cũng có những biện pháp tương tự như trên. Tuy nhiên, họ còn có thể phạt tiền lên đến 50% nếu có vi phạm quy định và được xử không quá 50 triệu đồng. Điều này là bởi vị cấp huyện quản lý nhiều huyện hơn và việc xử lý, đi lại giữa các địa bàn trong huyện đó sẽ khó khăn hơn. Hơn thế nữa, Chủ tịch cấp huyện được áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả hơn so với Chủ tịch cấp xã.

Quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Nâng cao hơn nữa, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch cấp tỉnh được mở rộng hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Được phạt tiền tối đa với hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy hoạt động của người vi phạm
  • Được áp dụng tất cả biện pháp khắc phục hậu tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định.

Thẩm quyền này rất lớn và mang nhiều tính răn đe hơn các biện pháp của các chủ thể khác. Bởi lẽ, những vấn đề mà đến được cấp tỉnh , thành phố giải quyết thì đó  đã là những vấn đề quan trọng và cần nhận được hình phạt thích đáng.

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây