Chưa có hộ khẩu, mới có sổ tạm trú có đăng ký khai sinh được cho con?

0
342

Một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em là quyền được khai sinh bởi vì quyền được khai sinh là cơ sở điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản khác của trẻ em như quyền có họ, tên, có quốc tịch, có bản sắc riêng, quyền được biết cha mẹ mình là ai. Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một chủ thể độc lập, một công dân bình đẳng với mọi công dân khác. Trong điều 7 Công ước về quyền trẻ em đã khẳng định rằng: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”. Rất nhiều trường hợp bố mẹ sinh con ở các thành phố lớn nên chưa có điều kiện để đăng ký thường trú, mà chỉ có sổ tạm trú thì liệu trẻ em có được đăng ký khai sinh không?

Tóm tắt câu hỏi: Hiện nay vợ chồng tôi có hộ khẩu Hưng Yên nhưng hiện nay cả hai vợ chồng do công việc đều ở Hà Nội, con của tôi mới sinh thì có thể làm đăng ký khai sinh tại Hà Nội được không, hiện tại thì ở Hà Nội hai vợ chồng tôi chỉ mới có sổ tạm trú?

tố cáo theo quy định
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  • Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Luật cư trú năm 2006
  • Luật hộ tịch năm 2014,sửa đổi, bổ sung 2013.

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Tư vấn trường hợp cụ thể: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Dương Gia của chúng tôi, về vấn đề của bạn thì sẽ được giải quyết như sau.

Quyền được khai của trẻ em theo quy định của pháp luật

Theo luật trẻ em năm 2016 tại điều 13 trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch được quy định như sau: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh được quy định tại khoản 1 tại điều 30.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Theo điều 13 Luật Hộ tịch 2014 xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn – nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Theo điều 5 nghị định 31/2014/NĐ-CP nơi cư trú của công dân được quy định như sau:

  • Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
    Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
  • Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
  • Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
    a) Nhà ở;
    b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
    c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
  •  Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
    b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
    c) Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
    d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo điều 12 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 giải thích rõ, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là nhà ở, phương tiện hoặc địa điểm mà người này được phép sử dụng để cư trú thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ.Trong đó, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ và đã đăng ký thường trú.Tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định như trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Theo quy định về Đăng ký khai sinh tại Mục 1 Chương II Luật Hộ tịch năm 2014 thì, thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh thuộc UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định

Trách nhiệm đăng ký và thực hiện việc khai sinh cho trẻ em

Để đảm bảo quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em, cha, mẹ, người giám hộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện như sau:

  • Đăng ký khai sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Nếu quá thời hạn nêu trên thì phải đăng ký khai sinh theo thủ tục quá hạn.
  • Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (“UBND cấp xã”) có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em, vận động cha, mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng hạn.

+ UBND cấp xã nơi người mẹ cư trú: Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký thường trú. Nếu người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Ví dụ: Chị T đăng ký thường trú tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhưng làm việc ổn định và sinh con tại nơi đăng ký tạm trú là phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh thì UBND phường Tân Tạo cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của chị T. Nếu người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú.

+ UBND cấp xã nơi người cha cư trú: Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

+ UBND cấp xã nơi trẻ em đang sinh sống thực tế:Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

– Hồ sơ đăng ký khai sinh:

Giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai :mẫu tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh

+ Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng). Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Giấy tờ phải xuất trình:

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn)

+ Bản chính Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú của cha, mẹ trẻ em

– Việc thụ lý và giải quyết hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày trả kết quả cho người nộp.

+ Trường hợp nộp hồ sơ tại nơi không đúng thẩm quyền giải quyết, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn người nộp liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn người nộp. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp.

+ Trường hợp xét thấy hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho người nộp. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan và đóng dấu.

– Lệ phí khi đăng ký khai sinh: Miễn phí.

Như vậy nếu bạn đã đăng ký tạm trú ở Hà Nội, bạn có thể khai sinh cho con tại UBND cấp xã, phường nơi bạn có sổ tạm trú.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây