Cơ quan hành chính nhà nước

0
50

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Nghiên cứu địa vị pháp lí hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan quản lý hành chính được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Cơ quan hành chính nhà nước

1 – Định nghĩa và đặc điểm cơ quan quản lý hành chính:

Cơ quan quản lý hành chính là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các dấu hiệu chung của các cơ quan nhà nước như sau:

– Có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tói lợi ích công;

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định;

– Được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao.

– Nguồn nhân sự chính là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý hành chính có các đặc trưng cơ bản sau:

– Đây là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lí hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lí hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của toà án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ các cơ quan quản lý hành chính khi thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng chính là để nhằm hoàn thành chức năng quản lí hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước

– Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thôrig nhất, được tổ chức theo hệ thôrig thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lí hành chính nhà nước.

– Thẩm quyền của các cơ quan được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan quản lý hành chính đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

– Các cơ quan quản lý hành chính có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lí hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.

Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các tổng công ti, các công ti, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng…

Tóm lại, đây là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Xem thêm: Phân tích quản lý nhà nước về đối ngoại

Xem thêm: Hoạt động đối ngoại và những vấn đề lưu tâm

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Cơ quan hành chính nhà nước

2 – Phân loại cơ quan quản lý hành chính 

Cơ quan quản lý hành chính được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.

[a] Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan quản lý hành chính được chia làm hai loại là cơ quan quản lý hành chính ở trung ương và cơ quan quản lý hành chính ở địa phương.

– Cơ quan quản lý hành chính ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong cả nước.

– Các cơ quan quản lý hành chính ở địa phương gồm uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan này có chức năng quản lí hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn trên cơ sở phân chia địa giới hành chính. Các văn bản pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành thường chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ hoạt động của cơ quan đó.

[b] Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan quản lý hành chính được chia thành cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chuyên môn.

– Các cơ quan này có thẩm quyền chung gồm Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đừi sống xã hội.

– Các cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chuyên môn gồm bộ và các cơ quan ngang bộ có chức năng quản lí hành chính nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

[c] Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, các cơ quan này được chia thành cơ quan quản lý hành chính tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người.

– Tổ chức và hoạt đông theo chế độ tập thể lãnh đạo là Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. Đây là những cơ quan có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên cần có sự đóng góp ý kiến và bàn bạc tập thể.

– Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng là bộ, cơ quan ngang bộ. Công việc của các cơ quan này đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, vì vậy chế độ trách nhiệm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan.

Xem thêm: Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây