Những điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

0
102

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm được xây dựng và ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp hơn. Vậy cơ sở sản xuất thực phẩm cần có những điều kiện nào để có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm? Cùng chúng tôi xem thêm chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

cơ sở sản xuất thực phẩm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sản xuất thực phẩm là gì?

Sản xuất thực phẩm hiện nay là một ngành nghề thu hút được nhiều người kinh doanh. Sản xuất thực phẩm mang lại một khoảng lợi nhuận tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng. Mà nhu cầu thực phẩm thì không bao giờ là đủ, do vậy, nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm ra đời. Vậy sản xuất thực phẩm là thực hiện những công đoạn gì? 

Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định: “Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm”. Như vậy, mỗi công đoạn đều đòi hỏi yêu cầu riêng và có chủ thể thực hiện. Cơ sở sản xuất thực phẩm cũng cần có những điều kiện phù hợp để có thể đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm. Cũng có những cơ sở không cần phải xinh giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng nhìn chung thì cơ sở sản xuất thực phẩm cần phải đạt đủ điều kiện để được cơ quan có thẩm quyền giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng Luật Hành Chính xem thêm những thông tin về cơ sở sản xuất thực phẩm dưới đây.

Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Những cơ sở không thuộc diện cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau:

  • Cơ sở sản xuất ban đầu với quy mô nhỏ lẻ;
  • Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm mà không có địa điểm cố định;
  • Cơ sở sơ chế các loại thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất và kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Kinh doanh nhà hàng bên trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể mà không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Cơ sở kinh doanh các loại thức ăn đường phố;
  • Các cơ sở được cấp một trong các giấy chứng nhận sau đây thì không cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), chứng nhận hệ thông quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000) hoặc các giấy chứng nhận tương đương khác còn hiệu lực.

Những điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP đã quy định rõ về điều kiện để sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Theo đó, những điều kiện để kinh doanh, sản xuất thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế gồm: điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện mà cơ sở kinh doanh, sản xuất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cần đáp ứng; điều kiện của cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên, nước khoáng đóng chai, nước đá dùng liền.

Quy định chung cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định bao gồm: điều kiện của cơ sở và điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, cơ sở sản xuất và kinh doanh phải có diện tishc phù hợp để bố trí khi vực sản xuất thực phẩm và những khu vực phụ để thuận tiện cho hoạt động sản xuất cũng như bảo quản; nơi bảo quản và sản xuất thực phẩm cần được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt, không để cho khu vực này bị đọng nước, ngập nước; tránh cho côn trùng và những loài động vật khác đến các khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm; khu vực sản xuất và bảo quản phải tránh xa các nguồn độc hại và nguồn ô nhiễm gây hại khác.

Cơ sở phải chuẩn bị dụng cụ thu gom chất thải và có nắp đậy. Đối với dụng cụ đựng các chất thải nguy hiểm thì phải có ký hiệu hoặc bản hiệu cảnh báo đến gần theo pháp luật môi trường. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có hệ thống xử ký rác thải rắn thì phải hợp đồng với đơn vị xử lý rác thải để có thể xử lý rác thải của doanh nghiệp mình.

Đối với bao bì và nguyên liệu thực phẩm thì cần đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc rõ ràng, phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ sản xuất thực phẩm phải là những chất được cho phép sử dụng. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Các thiết bị và dụng cụ dùng trong sản xuất cần được đảm bảo về độ bền, dễ lắp ráp và vệ sinh.

Dụng cụ trong sản xuất thực phẩm phải được chế tạo bằng các chất liệu không độc hại, không có mùi và không biến đổi khi sử dụng, không ảnh hưởng hay nhiễm bẩn lên các sản phẩm thực phẩm. Cơ sở cũng phải trang bị các dụng cụ giám sát chất lượng an toàn thực phẩm và đánh giá cơ bản về thực phẩm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây