Địa vị pháp lý hành chính của uỷ ban nhân dân các cấp

0
41

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, do vậy khi phân tích địa vị pháp lí của uỷ ban nhân dân chúng ta cần chú ý phân biệt quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp để thấy rõ hơn nguyên tắc hoạt động của các cơ quan này.

Địa vị pháp lý của uỷ ban nhân dân các cấp1 – Uỷ ban nhân dân được phân thành mấy cấp?

Theo Hiến pháp năm 2013, nước ta có ba cấp hành chính như sau:

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã;

– Xã, phường, thị trấn.

Tương ứng với từng đơn vị hành chính-lãnh thổ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các ban thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà chỉ là các cơ quan thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành giúp uỷ ban nhân dân thực hiên chức năng quản lí nhà nước.

Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và thực hiên nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Như vậy, uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước địa phương, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương, uỷ ban nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra vì vậy chúng được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định. Chúng ta có thể nhận biết uỷ ban nhân dân các cấp qua các dấu hiệu sau:

– Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

– Là bộ phận quan trọng của nền hành chính quốc gia;

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật, có phạm vi hoạt động theo cấp địa giới hành chính nhất định;

– Có chức năng quản lí hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vói các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương;

–  Có quyền ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính để thực thi quyền hành phấp địa phương.

2 – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là uỷ ban nhân dân tỉnh)

Hiện nay, chúng ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh). Tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúng ta có 63 uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tỉnh đối vói mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc thi hành pháp luật của các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đóng tại địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lí lãnh thổ.

Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được xác lập trên cơ sở quyền hạn của tâp thể uỷ ban nhân dân tỉnh và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được quy định tại Điều 21, Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 0ối với uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc chính quyền địa phương đô thị có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 42, 43 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Ban hành quyết định, để chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương và nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh;

– Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật;

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật;

– Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật;

– Sắp xếp, quản lí về tổ chức đối vói các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh;

– Báo cáo công tác trước Chính phủ;

– Tuân thủ triệt để các văn bản pháp luật của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ;

– Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ.

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

3 – Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là uỷ ban nhân dân huyện)

Là cấp hành chính trung gian nên uỷ ban nhân dân huyện giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xuống các cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở.

Uỷ ban nhân dân huyện có chức năng quản lí hành chính nhà nước thống nhất trên mọi lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân huyện.

Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện được quy định tại Điều 28 và Điều 47 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, theo đó uỷ ban nhân dân huyện có những quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:

– Có quyền lập quy nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và hội đồng nhân dân cùng cấp;

– Ban hành các văn bản áp dụng pháp luật để giải quyết các trường hợp cụ thể xảy ra trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước trên địa bàn quản lí nhà nước thuộc phạm vi lãnh thổ huyện;

– Tổ chức, chỉ đạo quản lí nhà nước ở mọi lĩnh vực xuống cấp xã;

– Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật đối với các cơ quan nhà nước cấp dưới;

– Báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân huyện và uỷ ban nhân dân tĩnh;

– Chịu sự kiểm tra, giám sát của uỷ ban nhân dân tỉnh;

– Tuân thủ các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và hội đồng nhân dân huyện.

Xem thêm: Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ

4 – Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã)

So với uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện thì uỷ ban nhân dân xã có nhiều nét riêng biệt. Uỷ ban nhân dân xã là cấp hành chính gần dân nhất vì vậy uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm rất lớn trong việc chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.

uỷ ban nhãn dân xã cũng có chức năng quản lí hành chính nhà nước chung trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã; bảo đảm thi hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân xã chính là những nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân xã được quy định tại Điều 35 và Điều 61 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, uỷ ban nhân dân xã có địa vị pháp lí hành chính cơ bản sau:

– Ban hành quyết định, có tính bắt buộc phải thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn xã;

– Tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị do cấp trên và cấp mình ban hành;

– Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;

– Tổ chức, chỉ đạo quản lí nhà nước chung trên địa bàn;

– Chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của uỷ ban nhân dân huyện;

– Chấp hành triệt để các vãn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

Tóm lại, uỷ ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, gần dân và sát sao đời sống của quần chúng nhân dân.

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, do vậy khi phân tích địa vị pháp lí của uỷ ban nhân dân chúng ta cần chú ý phân biệt quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp để thấy rõ hơn nguyên tắc hoạt động của các cơ quan này.

Theo quy định của pháp luật thì chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp là người lãnh đạo và điều hành công việc của uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cùng vói tập thể uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của uỷ ban nhân dân trước hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Địa vị pháp lí của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Triệu tập và chủ toạ các phiên họp;

– Lãnh đạo công tác của uỷ ban nhân dân, các thành viên của uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân;

– Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của uỷ ban nhân dân cấp dưới; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lí;

– Đình chỉ thi hành, bãi bỏ văn bản trái pháp luật thuộc thẩm quyền;

– Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

– Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp giải quyết công việc đột xuất.

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong pháp luật Việt Nam

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây