Dịch vụ ứng tiền của nhà mạng có phải là “cho vay nặng lãi”?

0
239

Một số nhà mạng triển khai dịch vụ “Ứng tiền” giúp những khách hàng hết tiền trong tài khoản có thể lập tức giải quyết được nhu cầu gọi điện, nhắn tin, truy cập mạng… Tuy nhiên, mức phí dịch vụ mà các nhà mạng thu từ khách hàng đang ở mức khá cao.

chung sống như vợ chồng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Phí dịch vụ ứng tiền lên đến 30%

Với nhà mạng Viettel, nếu như khách hàng soạn tin theo cú pháp và được ứng 100.000 đồng vào tài khoản, mức phí dịch vụ sẽ là 12.000 đồng. Số tiền ứng trước và phí dịch vụ sẽ được lập tức trừ từ tài khoản của khách hàng, khi khách hàng nạp tiền.

Tương tự, với nhà mạng Mobifone, mức ứng tiền thông thường là 20.000 đồng; nhưng nếu thuê bao đáp ứng thêm một số điều kiện khác của nhà mạng, mức ứng có thể lên tới 200.000 đồng. Mức phí dịch vụ cũng lên đến 10 – 30%…

Vinaphone cũng duy trì mức phí từ 10 – 30% đối với các giao dịch ứng tiền từ nhà mạng này. Mức ứng tối thiểu từ 5.000 đồng và tối đa là 50.000 đồng.

Nhìn chung, dịch vụ ứng tiền đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng, nhất là khi cần giải quyết nhu cầu gọi điện, nhắn tin… trong những tình huống cấp thiết. Thế nhưng, mức phí dịch vụ mà các nhà mạng này duy trì vẫn được cho là “quá chát”.

Dịch vụ ứng tiền có vi pham quy định về lãi suất?

Liên quan đến vấn đề này, quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Dịch vụ ứng tiền của nhà mạng phát sinh trên cơ sở lợi ích tăng thêm của khoản ứng trước của nhà mạng. Do đó, mặc dù các nhà mạng có thể giải thích đó là phí dịch vụ, không phải là tiền lãi thì về bản chất, đó vẫn là khoản lãi mà khách hàng phải trả cho khoản tiền họ ứng trước.

Trong khi đó, Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…”

Như vậy, nếu là một loại hợp đồng cho vay, thì với mức thu phí đến 30%, dịch vụ ứng tiền của nhà mạng đã vi phạm quy định lãi suất của Bộ luật Dân sự 2015.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây