Đính chính các loại giấy tờ khi đổi sang Căn cước công dân có cần thiết không?

0
283

Thẻ căn cước công dân đang dần chứng minh vai trò là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng, thay thế cho Chứng minh nhân dân. Khi đổi sang thẻ Căn cước công dân, có cần phải đính chính các loại giấy tờ khác hay không là thông tin được nhiều người quan tâm.

Giải quyết tranh chấp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các loại giấy tờ vẫn giữ nguyên giá trị

Thẻ căn cước công dân, cũng giống như Chứng minh nhân dân, là tấm thẻ ghi thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Từ năm 2016, thẻ Căn cước công dân được thay thế cho Chứng minh nhân dân. Hiện nay, khi bị mất, hỏng Chứng minh nhân dân hay Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng, công dân đều được cấp thẻ Căn cước công dân, thay vì Chứng minh nhân dân mới.

Nhiều người lo lắng về việc khi đổi sang thẻ Căn cước công dân sẽ phải đính chính các loại giấy tờ quan trọng khác như Bằng lái xe, Sổ bảo hiểm xã hội, Hộ chiếu, Sổ đỏ… Bởi trên các loại giấy tờ này đều lưu số Chứng minh nhân dân cũ.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định: “Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp luật”.

Do đó, việc đính chính số Chứng minh nhân dân trên các loại giấy tờ nêu trên là không cần thiết.

Ngoài ra, trong trường hợp công dân vẫn còn Chứng minh nhân dân cũ, khi thực hiện cấp đổi sang Căn cước công dân thì Chứng minh nhân dân cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho công dân (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA). Do đó, cho dù đã được cấp thẻ Căn cước công dân, công dân vẫn có thể sử dụng Chứng minh nhân dân cũ để xuất trình, đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến số Chứng minh nhân dân cũ.

Trong trường hợp đã bị mất Chứng minh nhân dân, công dân sẽ được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Giấy xác nhận này sẽ được sử dụng để chứng minh người có thẻ Căn cước công dân đã từng sử dụng số Chứng minh nhân dân cũ. Tuy nhiên, hiện nay, Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là một tờ giấy khổ A4 nên được cho là gây ra nhiều bất tiện trong việc bảo quản, sử dụng.

Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Thông tư 07/2016/TT-BCA, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Bước 1: Công dân mang theo Sổ hộ khẩu đến Công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân; Nếu còn Chứng minh nhân dân thì mang theo Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân theo mẫu;

Bước 3: Cán bộ công an kiểm tra, đối chiếu thông tin trong tờ khai với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung và in Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân. Công dân ký vào Phiếu, đưa lại cho cán bộ công an và nhận giấy hẹn lấy Thẻ căn cước công dân.

Trường hợp vẫn còn Chứng minh nhân dân cũ, cán bộ công an sẽ tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân và giao lại cho công dân.

Bước 4: Cơ quan công an cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ cho công dân và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian ghi trên giấy hẹn. Thông thường, thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân là từ 07 ngày đến 15 ngày, tùy từng địa phương.

Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng (Thông tư 331/2016/TT-BTC).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây