Giấy chứng nhận chất lượng là gì? Những ai cần giấy chứng nhận chất lượng?

0
183

Cuộc sống càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều loại sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trên thị trường. Nhưng khách hàng, người tiêu dùng phải làm sao để có thể xác định được chất lượng của món hàng hóa đó. Chính vì điều đó giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa được ra đời. Giấy chứng nhận chất lượng (viết tắt là CQ) có nghĩa vụ rất cần thiết trong việc làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của các cơ sở kinh doanh, là bằng chứng thiết thực chứng minh việc sản phẩm, hàng hóa đó có đạt chất lượng và thích hợp với tiêu chuẩn công bố hay không. Vậy CQ là gì? Quy trình là như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về những vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

giấy chứng nhận chất lượng
giấy chứng nhận chất lượng

Giấy chứng nhận chất lượng là gì?

giấy chứng nhận chất lượng
giấy chứng nhận chất lượng

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ – Certificate of Quality) là giấy xác nhận sản phẩm hợp với tiêu chuẩn chất lượng của đất nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn của Quốc tế.

Việc doanh nghiệp kinh doanh sở hữu CQ nhằm làm chứng cho hàng hóa đạt chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố. Việc các cơ sở kinh doanh sản xuất hàng hóa mà có giấy chứng nhận chất lượng cho hàng hóa của mình thì nó sẽ giúp đơn vị có được sự tin tưởng từ khách hàng về chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm, làm phát triển lượng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường.

Có hai hình thức chứng nhận sau:

  • Chứng nhân phù hợp Tiêu chuẩn (hay còn gọi là Chứng nhận tự nguyện): Chứng nhận được tiến hành khi cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu, về cơ bản thì đây là hoạt động tự nguyện, nhưng ở trong một số tình huống nếu khách hàng yêu cầu thì nó sẽ thành bắt buộc. Cách thức nhận định độ phù hợp tiêu chuẩn là do cá nhân hoặc tổ chức chứng minh và xác nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng hàng hóa để chắc chắn mức độ chuẩn xác.
  • Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (cách gọi khác là Chứng nhận bắt buộc): Việc này được tiến hành khi cơ quan quản lý của Nhà nước (Trung ương hoặc địa phươn) yêu cầu và đây là bắt buộc, thông thường đây sẽ là các chứng nhận có mối liên quan đến các vấn đề  vệ sinh, an toàn, môi trường (Công bố hợp quy). Cách thức nhận định sự phù hợp các quy chuẩn về kỹ thuật được nêu rõ tại quy chuẩn kỹ thuật tương đương.

Phân biệt giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận chất lượng

Hai loại giấy tờ này cực kỳ cần thiết, quan trọng và xuất hiện nhiều trong phạm vi lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung để làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu và một số công việc khác tương ứng. Vì thế nên, những đơn vị nào đang làm về xuất nhập khẩu hoặc công việc liên quan đến nó thì cần phải hiểu được rõ và nhận biết chính xác sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ này để không bị mắc sai sót cũng như gặp khó khăn trong quá trình làm việc.

Dưới dây là một số điểm khác giữa hai loại giấy này:

  1. Định nghĩa
  • CQ là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
  • CO là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm.

2. Mục đích dùng

  • CQ: Chứng minh hàng hóa đảm bảo đầy đủ những quy chuẩn về chất lượng (đã công bố cùng với hàng hóa).
  • CO: Chứng thực nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa là hợp lệ với những quy định của pháp luật hiện nay. Đảm bảo yêu cầu hợp pháp về thuế quan.

3. Cơ quan cấp phát

  • CQ: Trước mắt là có hai cơ quan có quyền hạn để cấp giấy chứng nhận chất lượng đó là Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI)
  • CO: Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương Việt Nam, các bộ phận Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cấp, các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp phép cho.

Những ai cần giấy chứng nhận chất lượng

Tuy không cần thiết hay bị cưỡng chế trong hồ sơ hải quan nhưng với những mặt hàng, sản phẩm đặc thù việc có giấy chứng nhận chất lượng sẽ có lợi hơn cho kinh doanh và việc thông qua hải quan sẽ được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đồng thời, nó còn giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng vào việc doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đó. Chính vì lẽ đó, các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu thì nên xin được cấp loại giấy tờ này.

Yêu cầu pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng

Dựa vào điều 9 về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của nghị định số 20/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; đánh giá và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn vận dụng quy chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn lãnh thổ,…; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương;…
  • Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường; chỉ định tổ chức giữ chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức quản lý hoạt động đánh giá, hiệu chuẩn, kiểm tr, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;…
  • Hướng dẫn và quản lý thực hiện đánh giá sự thích hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, tổ chức thẩm định,…; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai tiến hành việc vận dụng hệ thống quản lý chất lượng cao, tiên tiến trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước,…

Quy trình nhận giấy chứng nhận chất lượng

  1. Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng và trao đổi thông tin với khách hàng

Việc này sẽ giúp cho các nơi làm chứng nhận nắm rõ trong tay những thông tin cần thiết cũng như có được sự đồng nhất vs ý kiến ban đầu của khách hàng để thực hiện theo đúng mong muốn của khách.

  1. Đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan

Sau khi đã trao đổi thông tin với khách hàng, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá sơ bộ và kiểm tra những giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vấn đề để giúp các cơ sở kinh doanh phát hiện được những thiếu sót, sai sót trong khâu chuẩn bị tài liệu và điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.

  1. Đánh giá chính thức

Bộ phận làm công tác kiểm tra sẽ kiểm tra và thẩm định thực tế, xem xét và so sánh sự phù hợp giữa hồ sơ và hiện thức để có những chỉnh lý phù hợp nhất. Sau đó, sẽ có một buổi họp đồng nhất ý kiến với cở sở kinh doanh.

  1. Thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận

Sau khi tổ chức chức nhận đã kiểm tra kỹ lưỡng và thấy hồ sơ tài liệu là đúng với những gì ở thực tế thì họ sẽ thực hiện hoạt động cấp giấy chứng nhận chất lượng cho đơn vị kinh doanh đó.

  1. Đánh giá giám định định kỳ

Theo định kỳ cứ 12 tháng/lần theo quy định của pháp luật, nơi thực hiện cấp giấy chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá và giám định về việc doanh nghiệp kinh doanh có đảm bảo tuân theo, duy trì các yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận, để quyết định xem có tiếp tục duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận hay không.

  1. Đánh giá lại chứng nhận

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng chỉ có thời hạn không kéo dài quá ba năm. Vì thế nên khi hết thời gian ba năm, các bộ phận nơi cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm sẽ lại thực hiện các hoạt động đánh giá để quyết định cấp lại giấy chứng nhận hay không thì lúc đó giấy chứng nhận mới tiếp tục có hiệu lực trong ba năm sau đó.

Nếu bạn đang quan tâm về các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật bạn có thể tham khảo thêm bài viết trên trang luật hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây