Điều kiện và quy trình xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

0
116

Thực phẩm giúp con người có năng lượng để làm việc, học tập hoặc thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí. Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì kèm theo đó nhu cầu của người dân đối với thực phẩm cũng ngày càng nhiều và các đơn vị kinh doanh cũng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm từ nước ngoài về Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp cần có những điều kiện gì và thủ tục như thế nào để có thể xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm? Hãy tham khảo bài viết sau đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề mà bạn thấy băn khoăn ở trên.

giấy phép nhập khẩu thực phẩm
giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Điều kiện xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Ngoài việc cần phải đạt đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau để xin được giấy phép nhập khẩu thực phẩm:

  • Phải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký được bản công bố hợp quy trước khi nhập khẩu thực phẩm;
  • Đối với các thực phẩm như là: Thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thì khổn thể thiếu giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ đưa ra. 

Quy trình, trình tự chung khi xin cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Cá nhân, tổ chức cần phải đi theo ba bước quy trình dưới đây để các thực phẩm nhập khẩu được lưu hành trên thị trường Việt Nam:

Bước 1: Tiến hành, thực hiện thủ tục công bố thực phẩm (Công bố đó phải hợp quy hoặc phù hợp quy định ATTP)

Bước 2: Các cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Bước 3: Tiến hành thủ tục Hải quan với thực phẩm muốn được nhập khẩu

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

giấy phép nhập khẩu thực phẩm
giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Thủ tục đối với thực hiện kiểm tra chặt

Bước 1: Trước khi hoặc ngay khi hàng về đến cửa khẩu thì đến cơ quan kiểm tra của nhà nước hoặc đến Cổng thông tin một cửa quốc gia để đăng ký kiểm tra hàng hóa được nhập khẩu.

Bước 2: Kể từ cái ngày mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ thì trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc, cơ quan đó có nghĩa vụ phải:

  • Kiểm tra hồ sơ.
  • Thực hiện việc lấy mẫu và kiểm chứng các chỉ tiêu ATTP theo yêu cầu.
  • Đưa ra thông báo thực phẩm nhập khẩu đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
  • Trong trường hợp hồ sơ cần bổ sung thêm cái gì thì phải viết rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu đó.

Bước 3: Chủ hàng hóa phải nộp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” cho cơ quan hải quan:

  • Nếu hồ sơ thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu thì hàng hóa được thông quan.
  • Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu nhập khẩu theo pháp luật hiện hành thì cơ quan kiểm tra nhà nước sẽ xác định các phương án xử lý theo các cách thức dựa trên quy định Luật an toàn thực phẩm và phải báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đáp ứng, đạt đủ yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.

Thủ tục đối với thực hiện kiểm tra giảm

Bước 1: Chủ lô hàng có nghĩa vụ nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký kiểm tra ở cơ quan Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục tại hải quan

Bước 2: Cơ quan hải quan có thể chọn xác suất, ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc trường hợp kiểm tra giảm trong 01 năm để kiểm tra, rà soát hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan hải quan nhận hồ sơ, thì cơ quan đó phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Nếu trong trường hợp cơ quan yêu cầu hồ sơ phải được bổ sung thì phải nêu lý do vì sao và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu đó.

Thủ tục đối với hình thức kiểm tra thông thường

Bước 1: Đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ Y tế để nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra trước khi hàng về hoặc ngay khi hàng về đến cửa khẩu.

Bước 2: Tình từ ngày nhận hồ sơ thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra của nhà nước có nghĩa vụ:

  • Kiểm tra hồ sơ và sau đó ra thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hay không đạt yêu cầu nhập khẩu.
  • Trường hợp nếu yêu cầu hồ sơ phải bổ sung thì nêu rõ lý do tại sao và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu đấy.

Bước 3: Nộp cho cơ quan hải quan bản Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu:

  • Hồ sơ đã hợp lệ, hợp quy để thông quan lô hàng hóa.
  • Hồ sơ không đạt yêu cầu nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra nhà nước ra quyết định phương án xử lý theo các cách thức dựa trên quy định và báo cáo lại kết quả cho Bộ quản lý chuyên ngành về việc xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Hồ sơ, giấy tờ xin cấp phép nhập khẩu thực phẩm

Đối với sản phẩm nhập khẩu được kiểm tra bằng hình thức kiểm tra giảm thì hồ sơ cần có những thành phần dưới đây:

  • Bản công bố sản phẩm
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tục theo: cách thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hay bản chính hợp pháp, hợp lệ hóa lãnh sự trong một trong các loại giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000,… hoặc các giấy tờ chứng nhận tương ứng tại thời điểm nộp vẫn còn hiệu lực
  • Nếu trường hợp sản phẩm có nguồn gốc là làm từ động vật trên cạn và thủy sản, trừ các loại sản phẩm, thực phẩm đã thông qua chế biến, bao gói sẵn, thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền của đất nước xuất khẩu cấp cho giấy chứng nhận đạt đủ các quy định về ATTP (nộp bản chính).

Đối với sản phẩm kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt thì hồ sơ đăng ký kiểm tra cần phải chứa đựng những giấy tờ dưới đây:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu tuân thủ, thực hiện theo mẫu;
  • Danh mục hàng hóa (bản sao)
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản gốc)
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Nếu sản phẩm nằm trong trường hợp được quy định khác thì không được phép thiếu giấy chứng nhận đạt chuẩn các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), ngoại trừ trường hợp các loại thủy sản do tàu cá nước ngoài đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam.

Bài viết trên là những điều kiện quy trình thủ tục để xin cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm mà các cá nhân tổ chức có thể đọc để tham khảo. Nếu bạn đang quan tâm đến các thủ tục hành chính khác thì hãy xem thêm bài viết trên trang luật hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây