Giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

0
2071

Giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

Giấy tờ tùy thân
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Giấy tờ tùy thân là gì? 

Giấy tờ tùy thân là khái niệm phổ biến trong đời sống xã hội, được hiểu là các giấy tờ mà công dân thường mang theo người. Tuy nhiên, trên phương diện pháp luật thì đến nay chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy nào.

Một số văn bản, quy định một loại giấy tờ cụ thể chứ không mang tính liệt kê. Chẳng hạn, chứng minh nhân dân (Điều 1 Nghị định số 05/1999 đã được sửa đổi, bổ sung), hộ chiếu quốc gia (điều 4 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007, đã được sửa đổi, bổ sung), Thẻ căn cước công dân (Điều 20 Luật Căn cước công dân) là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ đặc điểm của các giấy tờ nói trên, giấy tờ tùy thân được hiểu là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể.

Tìm hiểu chi tiết: Những vấn đề cần lưu ý về căn cước công dân

Tuy nhiên, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ này trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (Điều 35), Bộ luật Lao động (Điều 20), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (Điều 130) nhưng khi vận dụng các luật này thì giấy tờ này cũng được hiểu khác nhau. Cụ thể, đối với Luật Công chứng thì được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu…Đối với Bộ luật Lao động thì cũng được hiểu là chứng minh nhân dân, khai sinh, sổ hộ khẩu của người lao động. Đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì giấy tờ của người nước ngoài được hiểu là hộ chiếu hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài như thẻ thường trú, tạm trú.

Xem thêm: Căn cước công dân gắn chip là gì?

Trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi tham gia các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ôtô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận; giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án; giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.

Như vậy, căn cứ các quy định nói trên thì đến thời điểm hiện nay, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân. Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể cũng có thể được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính nói chung và về giấy tờ pháp lý cá nhân nói riêng đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Giấy tờ có giá trị thay thế 

Do chưa thống nhất cách hiểu nên mỗi lĩnh vực lại quy định giấy tờ tùy thân khác nhau. Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân: (i) Hộ chiếu; (ii) Chứng minh nhân dân; (iii) Thẻ Căn cước công dân; (iv) Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Theo đó, một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ. Trong Quyết định 19/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ngày 27/5/2009 quy định cụ thể giấy tờ tùy thân là giấy Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh quân đội, Chứng nhận quân nhân còn giá trị sử dụng (chỉ có giá trị áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An).

Theo đó, giấy tờ tùy thân lại được quy định theo từng lĩnh vực và tùy từng địa phương bên cạnh các loại giấy tờ tùy thân chung gồm: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân.

Tìm hiểu thêm những vấn đề pháp lý liên quan tại: Luathanhchinh.vn

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây