Phạt hàng trăm triệu đồng với hành vi vi phạm chặt phá rừng

0
57

Chặt phá rừng đang trở thành một vấn nạn diễn ra một cách khá thường xuyên và đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vấn đề đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay là mức phạt hành chính đối với hành vi chặt phá rừng trái pháp luật như thế nào cũng như những vấn đề pháp lý khác liên quan đến hành vi vi phạm chặt phá rừng. Trong bài viết này giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên cũng như tìm hiểu thêm các thông tin về phạt hàng trăm triệu đồng đối với hành vi vi phạm chặt phá rừng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chặt phá rừng là gì? Quy định pháp luật về hành vi chặt phá rừng

Chặt phá rừng là gì?

Phạt hàng trăm triệu đồng với hành vi vi phạm chăt phá rừng
Phạt hàng trăm triệu đồng với hành vi vi phạm chăt phá rừng và những vấn đề pháp lý liên quan được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay

Tuy đây là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở hầu hết ở mọi nơi nhưng chặt phá rừng lại hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau.

Chặt phá rừng có thể hiểu là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác. Cũng có quan niệm khác về chặt phá rừng là một thuật ngữ nhằm mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả hay cả sử dụng đô thị. Nó sẽ không bao gồm rừng đã bị khai thác thậm chí là chặt trắng và để cho tự tái sinh. Nhưng lại có một khái niệm khác về chặt phá rừng như sau phá rừng mang nghĩ hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. Từ việc làm mất đi hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái gây ra hậu của là biến đổi khí hậu,…

Quy định pháp luật về hành vi chặt phá rừng

Việc chặt phá rừng bừa bãi sẽ vi phạm pháp luật bởi hành vi đó sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng như làm biến đổi khí hậu, thiếu nước hay mưa bão, sạt lỡ đất,… Những hậu quả này sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống con người cũng như các loài sinh vật khác. Chính vì vậy, Nhà nước ban hành nhiều quy định và chính sách nhằm ngăn chặn hành vi chặt phá rừng đồng thời thực hiện các công tác bảo vệ môi trường cũng như trồng nhiều cây xanh.

Trong đó, chế tài hình sự là một trong những chế tài nghiêm khác được áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm chặt phá rừng đối với số lượng lớn và nó gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có các chế tài hành chính như các hình phạt phạt tiền hay phạt bổ sung nhằm xử lý các hành vi vi phạm chặt phá rừng.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chặt phá rừng

Phạt tiền

Hành vi vi phạm chặt phá rừng theo quy định của pháp luật
Hành vi vi phạm chặt phá rừng theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chặt phá rừng trái pháp luật được quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, theo đó đối với hành vi này sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:

Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp như chặt phá cây trồng chưa thành rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2; hoặc trong trường hợp rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2 hoặc rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2; rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2 hay thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp là rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Ngoài ra, đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng như cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2; Bên cạnh đó nếu thuộc trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 2.500 m2 hoặc rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 hay rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 500 m2 cũng bị phạt tiền theo mức phạt này; Hoặc trường hợp là thực vật rừng thông thường trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc các Danh mục theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, phụ thuộc vào tính chất của hành vi mà sẽ có các mức phạt tiền khác nhau như phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hay phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng, cao hơn nữa là 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng hoặc mức phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi có hành vi vi phạm chặt phá rừng thuộc một trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Hình phạt bổ sung

Bên cạnh hình phạt chính là hình phạt tiền thì theo quy định của pháp luật còn có một số hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi được quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP nhằm ngăn ngừa hành vi tiếp tục diễn ra cũng như phần nào khắc phục hậu quả mà hành vi vi phạm về chặt phá rừng mang đến.

Trong bài viết này đã cung cấp đến bạn các thông tin về hành vi vi phạm chặt phá rừng cũng như mức phạt tiền đối với hành vi đó. Hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong công việc và trong cuộc sống.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây