Hiệu lực của biển phụ được xác định thế nào?

0
278

Hiện nay, nhiều tài xế nắm rõ được các loại biển phụ nhưng trong một số trường hợp lại không xác định được hiệu lực của biển, vì thế lúng túng trong việc tham gia giao thông.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khi biển phụ đứng một mình

Hiện nay, chỉ 01 loại biển phụ được đứng một mình. Đó là biển S.507.

Biển số S.507 được sử dụng độc lập để báo trước cho người tham gia giao thông biết chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ.

Biển được đặt trong trường hợp người tham gia giao thông khó nhận biết hướng rẽ của đường. Biển có thể đặt đồng thời hai biển ngược chiều nhau để chỉ hướng rẽ trái và rẽ phải, với độ cao đặt biển từ 1,2 m đến 1,5 m. Trường hợp cần dẫn hướng trong đường cong có thể sử dụng tiêu phản quang.

Biển không thay thế cho việc đặt các biển báo nguy hiểm số W.201 (a,b) và W.202 (a,b,c).

Khi biển phụ đứng cùng một biển chính

Thông thường, biển phụ thường đứng cùng một biển chính, đặt kết hợp với biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để người tham gia giao thông hiểu rõ.

Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507.

Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng.

Khi biển phụ đứng cùng một biển chính thì hầu hết người tham gia giao thông đều dễ dàng hiểu rõ hiệu lực của loại biển này.

Khi biển phụ đứng dưới nhiều biển chính

Biển phụ đứng dưới 02 hoặc nhiều biển chính là trường hợp khiến nhiều tài xế lúng túng, không biết biển phụ thuyết minh biển chính nào hay thuyết minh, bổ sung cho cả 02 (hay nhiều) biển chính. Ví dụ như biển báo dưới đây:

Với biển báo này, nhiều tài xế không phân biệt được đường cấm cả xe tải và xe khách theo giờ hay cấm tuyệt đối xe tải còn xe khách cấm theo giờ?

Để biết chính xác, bạn đọc có thể tham khảo quy định dưới đây của QCVN 41:2019/BGTVT:

Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.

Như vậy, với trường hợp nêu trên, cấm xe tải 24/7 và chỉ cấm xe khách theo giờ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây