Hoạt động kinh doanh bừa bãi, xử phạt hành chính như chơi!

0
196

Kinh doanh là điều kiện cơ bản cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế mỗi quốc gia. Vậy thế nào là hoạt động kinh doanh? Hoạt động kinh doanh bừa bãi sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?

Hoạt động kinh doanh bừa bãi, xử phạt hành chính như chơi!
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thế nào là hoạt động kinh doanh?

Kinh doanh không chỉ là buôn bán đơn thuần. Hoạt động kinh doanh bao gồm cả sản xuất và buôn bán. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ những hoạt động sản xuất, buôn bán có phát sinh lợi nhuận mới được coi là kinh doanh.

Theo quy định pháp luật hiện hành, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận – Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh

Trao đổi hàng hóa dịch vụ

Hoạt động kinh doanh theo cách trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tiền tệ hoặc giá trị của tiền tệ.

Nhiều giao dịch lồng ghép

Trao đổi hàng hóa và dịch vụ là hoạt động diễn ra thường xuyên và chủ đạo khi đề cập tới kinh doanh. Hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ trước khi đến tay người sử dụng cuối cùng sẽ phải trải qua rất nhiều lần giao dịch khác nhau.

Mục tiêu chính là lợi nhuận

Hoạt động kinh doanh với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận này chính là phần thưởng cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

Kinh doanh là hoạt động chứa nhiều rủi ro

Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều rủi ro và sự không chắc chắn nhất định. Vì vậy, thực hiện hoạt động kinh doanh, bạn phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro trên. Đó có thể là rủi ro từ thiên nhiên như thiên tai, hoả hoạn… hay rủi ro đến từ thị trường do nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, giá cả hàng hóa …

Gắn liền với sản xuất

Hoạt động kinh doanh muốn thực hiện được phải gắn liền với các hoạt động sản xuất. Bởi đối tượng của hoạt động kinh doanh đa phần là các hàng hóa, sản phẩm do sản xuất tạo ra Đây được coi là điều kiện cần để hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục.

Tiếp thị và phân phối hàng hóa

Đây là một trong những bộ phận của hoạt động kinh doanh. Tiếp thị và phân phối hàng hóa đôi khi còn được gọi là hoạt động thương mại, nhưng thực chất nó vẫn là một phần trong kinh doanh.

Đáp ứng nhu cầu của con người

Mọi hàng hóa và dịch vụ từ việc sản xuất, kinh doanh tạo ra cuối cùng đều để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng thúc đẩy sản xuất các mặt hàng khác nhau với mong muốn đem lại sự hài lòng hơn, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Vi phạm hoạt động kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Không có giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp muốn thành lập và hoạt động cần được sự cho phép của nhà nước. Nhà nước cho phép doanh nghiệp thành lập thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh (hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) cho cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định.

Vì vậy, hành vi không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo đó, Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về một số hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong đó, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định  sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. 

Bên cạnh đó, nếu chủ doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh. sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 98/2020.

Hoạt động kinh doanh bừa bãi, xử phạt hành chính như chơi!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kinh doanh ngành nghề không đăng ký

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP trường hợp doanh nghiệp không Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi về ngành, nghề kinh doanh thì bị xử phạt như sau:

(i) Quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

(ii) Quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

(iii)  Quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Không đăng ký địa điểm kinh doanh

Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm cả việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp cá nhâ, tổ chức,… lập địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Xem thêm nội dung: Địa điểm kinh doanh

Theo đó, Điều 25 Nghị định trên quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh,…tùy vào thời hạn vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau:

(i) Quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

(ii) Quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

(iii)  Quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức,… vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Bên cạnh đó, đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Kinh doanh hàng hoá nhập lậu

Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu đem lại nhiều mối nguy hiểm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, vì vậy pháp luật không cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được phép kinh doanh, mua bán các mặt hàng nhập lậu.

Theo đó, Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP quy định các mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Căn cứ vào giá trị hàng hóa nhập lậu, người vi phạm sẽ bị sử lý theo các mức phạt khác nhau theo quy định tại Điều luật trên.

Bên cạnh đó, các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dùng một số hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điều luật trên như:

(i) Tịch thu tang vật;

(ii) Tịch thu phương tiện vận tải

(iii) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Ngoài ra, cá nhân, doanh nghiệp,… vi phạm còn bị buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, cây trồng, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

 Một số câu hỏi thường gặp

Chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh là ai?

Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

 Hoạt động kinh doanh bừa bãi, xử phạt hành chính như chơi!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vậy người thực hiện hoạt động kinh doanh cần thỏa mãn điều kiện gì?

Thứ nhất, về chủ thể

Các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện hoạt động kinh doanh dưới hình thức mở công ty phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp như: cán bộ, công chức, viên chức, người chưa thành niên,…theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thứ hai, về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Một trong những điều kiện quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không bị cấm đầu tư kinh doanh – Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020.

Luật này cũng trao cho doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Thứ ba, về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập

Tên của doanh nghiệp dự kiến thành lập phải thỏa mãn các quy định từ Điều 37 – Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

Vì vậy, trước khi đăng ký kinh doanh, các nhà đầu tư nên lựa chọn một số tên doanh nghiệp dự kiến sau đó cần tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm nội dung: Tên hộ kinh doanh

Thứ tư, về trụ sở chính

Theo quy định tài Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và có theo địa giới đơn vị hành chính xác định; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Thứ năm, về hồ sơ đăng ký hợp lệ

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ  theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân dự kiến thành lập, thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau.

Xem thêm nội dung: Thành lập doanh nghiệp

Thứ sáu, về lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, trong đó có lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Việc phân tích hoạt động kinh doanh đóng vai trò như thế nào?

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm nắm bắt được tình hình, chất lượng của việc kinh doanh. Trên cơ sở đó để đưa ra những nguyên nhân, biện pháp tìm ra các nguồn tiềm năng cần khai thác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đây là một trong những là công cụ hữu hiệu để phát hiện những khả năng, tiềm năng; những vướng mắc để tiến hành cải tiến quy chế quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.

Vậy việc phân tích hoạt động kinh doanh đóng vai trò như thế nào?

Thứ nhất, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn trong các chức năng quản lý, kiểm tra, đánh giá, điều hành hoạt động kinh doanh. Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng hiện tại, sức mạnh, hạn chế của doanh nghiệp để xác định đúng mục tiêu, chiến lược để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Thứ hai, phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.

Thứ ba, qua phân tích hoạt động kinh doanh các đối tượng bên ngoài, doanh nghiệp sẽ có cho mình quyết định đúng đắn trong việc hợp tác với doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây