Hội đồng nhân dân các cấp và những vấn đề cần lưu ý

0
255

Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân các cấp ? Bài viết phân tích cụ thể:

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định chung về hội đồng nhân dân các cấp

Ở Việt Nam, Hội đồng nhân dân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946, cùng với sự ra đời của Quốc hội khoá I. Hội đồng nhân dân được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội… ở địa phương được cử tri địa phương tín nhiệm bầu ra theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương về kinh tế, văn hoá, xã hội…; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm .Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân có ba chức năng: quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới.

Xem thêm: Đi xuất khẩu lao động có được lấy BHXH 1 lần không?

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp

Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, đặc biệt đối với hoạt động của uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân cũng như các đơn vị trực thuộc. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân địa phương là chức năng chủ yếu của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được thực hiên trước hết ở các kì họp của hội đồng nhân dân. Hoạt động giám sát này cũng được thực hiện thông qua việc nghe và thảo luận báo cáo của uỷ ban nhân dân, thông qua việc chất vấn các đại biểu là lãnh đạo của uỷ ban nhân dân cũng như các đại biểu là lãnh đạo cơ quan kiểm sát và xét xử ở địa phương.

Hoạt động này cũng chính là dịp và điều kiện để hội đồng nhân dân hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu của dân mà cử tri và nhân dân địa phương đã tín nhiệm giao cho họ.

Tóm lại, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân làm rõ mục đích của nó là phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp hành pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lí kịp thời những sai phạm đó; đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và của cấp trên cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, bảo đảm thi hành có hiệu quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của hội đồng nhân dân địa phương.

Vị trí, tính chất, chức năng của hội đồng nhân dân các cấp

Trong thiết kế chính quyền địa phương hiện tại của Việt Nam, Hội đồng nhân dân cho dù ở bất kì đơn vị hành chính nào cũng đều có vị trí, tính chất và chức năng giống nhau. Vị trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước là “Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”, về tính chất, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện hai chức năng.

Thứ nhất, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

Thứ hai, Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều xuất phát từ chức năng của chính quyền địa phương.

Tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân các cấp

Tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân xác định vị trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước. Vị trí đó là “Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” với hàm ý Hội đồng nhân dân là cơ quan nhà nước có vị trí cao nhất trong số các cơ quan nhà nước ở địa phương cùng cấp, bao gồm Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân (nếu có), ở góc độ nào đó, vị trí của Hội đồng nhân dân tương tự vị trí của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của cả nước. Tất nhiên không thể gọi Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương bởi trên mảnh đất địa phương có nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có cả thẩm quyền của Quốc hội, các cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương cấp trên khác.

 Vai trò của Hội đồng nhân dân

Vị trí “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” thể hiện ở những thẩm quyền đặc biệt của Hội đồng nhân dân. Ngoài quyền quyết định các vấn đề của địa phương (chức năng tự quản), Hội đồng nhân dân còn có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với thành viên ủy ban nhân dân cùng cấp, bầu hội thẩm tòa án nhân dân cùng cấp (nếu có). Hội đồng nhân dân cũng có quyền giám sát đối với các cơ quan địa phương cùng cấp, gồm ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp (nếu có), lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ủy ban nhân dân cùng cấp. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn đối với thành viên ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp (nếu có).

Xem thêm:    Minh Châu Asian Luxury (Bảo Lộc) khai trương ‘mùa Covid’: cơ quan chức năng kết luận vội vàng, báo chí đưa tin thiếu chính xác

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây