Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thủ tục thế nào?

0
268

Việc khám chữa bệnh dùng thẻ bảo hiểm y tế ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được pháp luật quy định như thế nào?

Khám chữa bệnh bảo hiểm

Hồ sơ thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ

(i) Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (bản chính);

(ii) Xuất trình một trong các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; Thẻ Đảng viên; Thẻ Công an nhân dân; Thẻ quân nhân; Thẻ đoàn viên công đoàn; Thẻ học sinh; Thẻ sinh viên; Thẻ cựu chiến binh; Giấy phép lái xe hoặc một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ khác.

(ii) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa được cấp thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha (mẹ); hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án thanh toán với cơ quan BHXH.

(iv) Nếu là người đã hiến bộ phận cơ thể mà chưa có thẻ BHYT thì xuất trình Giấy ra viện của lần hiến tạng.

(v) Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ; đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam); trên đó ghi đầy đủ các thông tin trên thẻ của người tham gia BHYT; thời hạn sử dụng trong 07 ngày kể từ ngày cấp. Giám đốc BHXH tỉnh hoặc giám đốc BHXH huyện ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu);

(vi) Xuất trình thêm Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm theo mẫu số 05/BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH của BHXH để được miễn phần cùng chi trả trong năm khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến (nếu có).

Các trường hợp khác Ngoài việc xuất trình các loại giấy tờ nêu trên; tùy từng trường hợp mà phải xuất trình thêm

(i) Trường hợp được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT-BTC;

(ii) Trường hợp đến khám lại theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT tuyến trên không qua nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên hẹn người bệnh đến khám lại ghi trên Giấy ra viện hoặc Sổ khám bệnh) (bản chính). Mỗi giấy hẹn khám lại được sử dụng 01 lần theo thời gian ghi trên giấy hẹn.

(iii) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh khi đi công tác; làm việc lưu động; đi học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo; tạm trú (không phải trong tình trạng cấp cứu): được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và phải xuất trình một trong các giấy tờ sau đây: giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú (bản chính hoặc bản sao)

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Trình tự thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bước 1: Đối với người đi khám bệnh, chữa bệnh

(i) Người có thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình ngay thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, tùy từng trường hợp phải xuất trình thêm một số giấy tờ khác theo quy định.

(ii) Trong trường hợp cấp cứu: trước khi ra viện người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT cùng với một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bước 2: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ người bệnh xuất trình; trường hợp đủ điều kiện thì giải quyết cho người bệnh hưởng chế độ BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thời gian giải quyết

Khác với những trường hợp, thủ tục khác; khi đưa thẻ bảo hiểm y tế theo quy định sẽ được tiếp nhận và thực hiện áp dụng luôn

Ngoài ra, đối với cơ sở y tế muốn áp dụng thực hiện thẻ bảo hiểm y tế với bệnh nhân thì cần làm thủ tục ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây