Khi nào công chức được tạm hoãn xem xét xử lý kỷ luật?

0
250

Khi công chức vi phạm quy định của pháp luật, tùy tính chất, mức độ mà phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có trường hợp được tạm hoãn xem xét xử lý kỷ luật. Vậy trường hợp đó là gì?

Khởi kiện tranh chấp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chưa xem xét kỷ luật công chức trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019, tùy vào từng tính chất, mức độ vi phạm, công chức phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc.

Trong đó, giáng chức, cách chức chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Riêng trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong trường hợp này cũng đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Mặc dù vậy, theo Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Chính phủ nêu rõ 04 trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật như sau:

(i) Công chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép (như quy định trước đây).

(ii) Công chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền (trước đây chỉ nêu đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền).

(iii) Công chức nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (bổ sung thêm trường hợp nam giới đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi).

(iv) Công chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền (thêm trường hợp công chức đang bị khởi tổ và trừ trường hợp có quyết định của cấp có thẩm quyền).

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 112 này, so với trước đây, hiện nay công chức chưa bị xem xét kỷ luật trong nhiều trường hợp hơn.

Đã qua đời sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật

Nội dung này được quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2020. Cụ thể, các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật gồm:

(i) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

(ii) Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

(iii) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

(iv) Công chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Theo đó, Chính phủ cũng bổ sung thêm một số trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật: Do tình thế cấp thiết, trở ngại khách quan khi thi hành công vụ hoặc đã qua đời.

Bởi vậy, công chức sẽ không bị xem xét kỷ luật nếu đã qua đời. Riêng kỷ luật với người đã nghỉ hưu, nghỉ việc, khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019 nêu rõ:

“Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;”

Như vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mọi hành vi vi phạm của công chức trong thời gian công tác có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc kỷ luật.

Theo đó, các hình thức kỷ luật áp dụng với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là khiển trách, cảnh cáo và xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng hình thức kỷ luật.

Bởi công chức nghỉ hưu, nghỉ việc mà có hành vi vi phạm trong thời gian công tác nếu đến mức bị kỷ luật thì sẽ bị xử lý kỷ luật nên khoản 1 Điều 38 Nghị định 112 quy định:

“Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.”

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây