Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành

0
192

Các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành có quyền khiếu nại ngay khi quyết định mới được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi họ cho rằng quyết định đó đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành có quyền khiếu nại ngay khi quyết định mới được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước ‘có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi họ cho rằng quyết định đó đã .xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Bản thân cơ quan ban hàrih quyết định cũng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay cả khi không có khiếu nại. Tất nhiên không phải mọi quyết định giải quyết vụ việc đều bị khiếu nại, cho nên nhiều khi giai đoạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại không xảy ra trên thực tế. Còn khi có khiếu nại thì việc khiếu nại lại làm phát sinh một thủ tục hành chính mới trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thụ lí vụ việc, xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại…

Quy định chung về quyền khiếu nại hành chính

Trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến trước đây cũng đã xuất hiện và tồn tại việc khiếu nại. Từ sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đến nay, quyền khiếu nại đã trở thành quyền hiến định. Điều 29 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường, Các Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp hiện hành (năm 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001) cũng đều ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định cụ thể việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cc quan, tổ chức.

Trên thực tế, quyền khiếu nại là quyền cơ bản luôn được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng quyền này để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như ngăn ngừa sự vi phạm từ phía các cơ quan và nhân viên nhà nước.

Ở khía cạnh khác, khiếu nại còn được coi là va rất quan trọng để xã hội giám sát các hoạt động – bộ máy nhà nước, đảm bảo tính pháp chế te hoạt động của các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền.

Việc thực hiện quyền khiếu nại phải tuân thủ các quy định của pháp luật, một mặt không được cản trở cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, mặt khác cũng không được lạm dụng quyển khiếu nại để vu khống đối với cá nhân, cơ quan, tả chức nhà nước.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khiếu nại được thực hiện bằng cách đề nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối Với cơ quan, tổ chức, cá nhân người có thẩm quyền về sự vi phạm hay cho là vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

Ngoài cá nhân, cơ quan, tổ chức, chủ thể khiếu nại có thể là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (từ Vụ trưởng trở xuống) trong trường hợp phản kháng quyết định kỉ luật do người có thẩm quyền quản lí cán bộ, công chức, viên chức ban hành.

Khiếu nại hành chính được phân biệt với khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp bởi đối tượng của khiếu nại. Khiếu nại hành chính hướng tới các quyết định hành chính và hành vi hành chính còn khiếu nại tư pháp hướng tới các quyết định tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước dưới các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

Hoạt động thực hiện quyền khiếu nại , tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lí nhà nước và quản lí xã hội. Nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ ở Hiến pháp (Điều 30) mà còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ này trong hai đạo luật – Luật khiếu nại và Luật tố cáo (Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011).

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào trên các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, tư tưởng và pháp lí. Nhà nước bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất khẳng định địa vị pháp lí của công dân – chủ thể quan trọng nhất của xã hôi. Vì thế, việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…”.

Ở đây, phải thống nhất trong nhận thức rằng công dân không chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo mà họ còn có nghĩa vụ khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Từ việc thực hiện quyền các quy định trên đây có thể được coi là những nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động quản lí của cơ quan hành chính nhà nước nhằm giải quyết ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ hành chính. Chính qua quá trình tự kiểm tra, đánh giá mà các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra những quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của mình, từ đó kịp thời có những biện pháp cụ thể, thích hợp để điều chỉnh hoặc sửa chữa các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính cho đúng pháp luật.

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ chính trị – pháp lí của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không tồn tại độc lập mà liên quan chặt chẽ vói các quyền tự do khác của công dân trong mối quan hệ tổng hoà của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì thế, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế. Thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tíh của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Bên cạnh việc đặt ra các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước ta còn luôn chú ý xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quy định bảo đảm cho công dân đủ điều kiện thực hiện quyền này. Những quy định đó nhấn mạnh:

– Mọi công dân có quyền khiếu nại và tố cáo.

– Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông qua việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhiều quyết định hành chính trái pháp luật đã bị tuyên huỷ, nhiều quyết định hành chính không còn phù hợp với thực tế hay đối tượng quản lí đã được chỉnh sửa, bổ sung. Cũng thông qua khiếu nại, phần lán các hành vi hành chính trái pháp luật đã bị phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời. Thông qua đó, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước có thẩm quyền cũng đã tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm trong việc thực thi nhiêm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện công vụ ngày càng hiệu quả hơn.

Thông qua tố cáo và giải quyết tố cáo, nhiều vụ việc trái pháp luật đã được phát hiện, nhiều cơ quan, cán bộ công chức, viên chức đã bị xử lí kịp thời, đặc biệt nhiều vụ việc tham nhũng đã bị “đưa ra ánh sáng”, góp phần giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng, củng cố và duy trì trật tự kỉ cương cho xã hội.

Tóm lại, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định vì vậy việc ngày càng hoàn thiện quyền này là yêu cầu tất yếu khách quan. Trong quản lí hành chính nhà nước, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không những họ thực hành quyền dân chủ trực tiếp, tham gia thiết thực vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội mà thông qua đó còn là một bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong thực tế. Đồng thời đây cũng là cơ hội và điều kiện để công dân phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng Nhà nước, quản lí nhà nước và bảo đảm pháp chế, tăng cường mối quan hê giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

 dụ, thủ tục đăng kí kết hôn, thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây