Không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, giải quyết thế nào?

0
283

Khi một cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính và chưa đến mức bị xử lý hình sự thì cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tùy từng hành vi và mức độ vi phạm cụ thể. Nếu không tự nguyện thi hành sẽ bị cưỡng chế thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

Quy định về thi hành quyết định xử phạt hành chính

Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính phải có nghĩa vụ thi hành hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”

Không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt giải quyết thế nào?

Trường hợp không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.”

Xem thêm: Thủ tục khiếu nại hành chính – Những vấn đề pháp lý mấu chốt

Các biện pháp cưỡng chế

(i) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

(ii) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

(iii) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

(iv) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Tuy nhiên, cần xem xét thời hiệu quyết định xử phạt hành chính, nếu cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính đó thì sẽ không được thi hành quyết định nữa do đã quá thời hiệu thi hành.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2015.

“Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”

Trường hợp quyết định xử lý hành chính có hành thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây