Xử lý vi phạm hành chính về khuyến mãi tại Việt Nam mới nhất

0
169

Hiện nay, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, nhiều cá nhân tổ chức đã có những hành vi lợi dụng khuyến mại để trục lợi. Do đó, nhiều người đã bị xử phạt vi phạm khuyến mại vì đã đưa ra những thông tin không đúng, không phù hợp về hoạt động khuyến mại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những quy định cơ bản về hoạt động xử lý vi phạm khuyến mại tại Việt Nam.

khuyến mại
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khuyến mại là gì?

Khuyến mại là một hoạt động thương mại cần thiết của bất cứ cá nhân, tổ chức kinh tế nào. Đây là hoạt động cần thiết cho các chủ thể trên để tiếp cận khách hàng, bán được sản phẩm và thu về lợi nhuận cho công ty.

Theo Điều 88 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động khuyến mại được hiểu là một hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động này nhằm mục đích thúc đẩy việc bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ và hàng hóa bằng cách đưa ra những lợi ích nhất định của bản thân tổ chức.

Vậy, đó là một hành vi kích thích sự mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Những người thực hiện khuyến mại bằng các lợi ích mình có để khuyến khích việc mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.

Đặc điểm của khuyến mại

Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại

Điều đầu tiên cần hiểu là hoạt động thương mại nhằm giúp các thương nhân thu về lợi nhuận. Do đó chủ thể của hoạt động này là những thương nhân. Căn cứ theo  Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân là những đối tượng:

  • Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp;
  • Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Những chủ thẻ trên tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Đó là đặc điểm quan trọng của hoạt động thương mại, trong đó bao gồm hoạt động khuyến mại.

Mục đích của khuyến mại

Mục đích chính của các hoạt động thương mại là tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, khuyến mại sẽ là có mục đích cao nhất là đem lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, hoạt động này còn phục vụ thu hút khách hàng, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu hay sản phẩm.

Tuy nhiên, mục đích khuyến mại trên đôi khi bị biến tướng. Do đó, nhà nước đã liệt kê nhiều hành vi cần phải bị xử lý vi phạm để răn đe.

Những hành vi vi phạm về khuyến mại? 

Hiện nay, hoạt động khuyến mại có xu hướng biến tướng và gây nhiều khó khăn cho khách hàng để nhận diện thương hiệu. Do đó, Điều 100 Luật Thương mại năm 2005 đã liệt kê một số hành vi có thể bị xử lý vi phạm khuyến mại như sau:

Thứ nhất, khuyến mại dịch vụ hàng hóa hạn chế kinh doanh; chưa được phép lưu thông; cung ứng. Đây là hành vi tiếp thị những sản phẩm chưa được cho phép của Nhà nước  do các lí do an toàn của người tiêu dùng. Do đó, việc khuyến mại các sản phẩm này không được cho phép thực hiện

Thứ hai, sử dụng hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại là sản phẩm cấm kinh doanh. 

Thứ ba, khuyến mại hoặc sử dụng rượu bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi. Để bảo vệ người dưới 18 tuổi, hành vi trên cần bị ngăn cấm để tránh việc ảnh hưởng sức khỏe của người dùng.

Thứ tư, khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công công khác. Đây là một tình trạng phổ biến hiện nay. Nhiều người vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi lợi ích cộng đồng để thực hiện khuyến mại. 

Trên đây là một số hành vi khuyến mại bị ngăn cấm nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng và cộng đồng.  Từ đó, Nhà nước ban hành các quy định nhằm xử lý vi phạm để bảo vệ người dân.

Xem thêm thông tin tại: Buôn bán hàng giả

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khuyến mại theo quy định của pháp luật

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm khuyến mại tại điều 33. Cụ thể, việc xử lý vi phạm được thực hiện như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có các hành vi như:

  • không cung cấp thông tin khuyến mại chính xác
  • thu các khoản phí, lệ phí từ khách hàng khi làm khuyến mại
  • không tổ chức công khai mở cửa chương trình khuyến mại may rủi
  • không thông báo về chương trình khuyến mại mang tính may rủi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là việc ém nhẹm thông tin đi và ngăn cản cơ quan nhà nước quản lý. 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đế 20.000.000 đồng đối với các vi phạm như sau: 

  • đó là các hành vi khuyến mại với hàng hóa không được quyền thực hiện khuyến mại;
  • thực hiện khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, hoặc giảm giá vươt quá mức giảm tối đa;
  • thực hiện khuyến mại mà không thông báo với cơ quan nhà nước theo quy định. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp, xử lý vi phạm khuyến mại còn có mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một số  vi phạm khuyến mại tại điều 100 Luật Thương mại năm 2005. 

Nếu có hành vi vi phạm ở hai địa bàn thành phố, tỉnh trở lên thì người thực hiện sẽ bị xử lý vi phạm khuyến mại. Cụ thể, họ sẽ phải chịu mức xử phạt gấp 2 lần mức phạt trên. Điều này nhằm răn đe những đối tượng lợi dụng địa phương khác quản lý lỏng lẻo thì có thể trục lợi cho bản thân.

Bên cạnh các hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm khuyến mại còn phải chịu mức phạt bổ sung là tịch thu tang vật và buộc phải khắc phục hậu quả. 

Trên đây là những điểm cần lưu ý về việc xử lý vi phạm khuyến mại mà các thương nhân cần lưu ý. Cần tránh và không để vi phạm xảy ra chỉ vì mục đích cá nhân, trục lợi bản thân.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin liên quan tại Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây