Những điều phải biết khi kinh doanh ăn uống để không phạm luật

0
145

Kinh doanh nhà hàng ăn uống là ngành có tiềm năng rất lớn nên trên thì trường hiện nay có vô số cơ sở kinh doanh từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, không phải cơ sở kinh doanh ăn uống nào cũng đảm bảo được các điều kiện theo quy định pháp luật. Nếu bạn có ý định mở cơ sở kinh doanh loại này, cần phải chuẩn bị tốt để các điều kiện pháp lý cần thiết để có thể phát triển lâu dài và ổn định.

Kinh doanh ăn uống là gì? 
Kinh doanh ăn uống là gì?

Kinh doanh ăn uống là gì? 

Kinh doanh ăn uống là một ngành tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Kinh doanh ăn uống bao gồm ba hoạt động: sản xuất vật chất, lưu thông và phục vụ. 

Sản xuất vật chất là hoạt động chế biến các món ăn do các nhân viên nhà bếp đảm nhiệm. Các món ăn sau khi đã được chế biến sẽ được vận chuyển đến nơi cho khách dùng bữa thông qua hoạt động lưu thông. Và cuối cùng là hoạt động phục vụ, cung cấp các điều kiện để khách hàng thưởng thức bữa ăn một cách thoải mái nhất.

Đặc điểm của cơ sở kinh doanh ăn uống là hộ kinh doanh

Cơ sở kinh doanh ăn uống là hộ kinh doanh sẽ có những đặc điểm pháp lý sau:

Thứ nhất, hộ kinh doanh có thể do một cá nhân, nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ. Trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó sẽ là chủ sở hữu và có toàn quyền quyết định với mọi hoạt động của hộ kinnh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ, sẽ có nhiều chủ sở hữu và các thành viên sẽ có quyền quyết định các hoạt động kkinh doanh. Người giao dịch với bên ngoài sẽ được cử ra trong số các thành viên của nhóm người, hộ gia đình.

Thứ hai, quy mô của hộ kinh doanh sẽ nhỏ, có 1 địa điểm và không sử dụng quá 10 người lao động. Nếu muốn sử dụng từ 10 lao động trở lên, hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật. 

Thứ ba, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh. Cũng giống như chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Nếu tài sản đầu tư vào kinh doanh không đủ để thanh toán các khoản nợ thì phải lấy cả những tài sản khác của chủ hộ để thành toán nợ. Tuy nhiên, trách nhiệm vo hạn của hộ kinh doanh có thể có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ. Vì trường hợp này, các thành viên của hộ kinh doanh có trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh.

Những điều phải biết khi kinh doanh ăn uống để không phạm luật

Để kinh doanh ăn uống một cách hợp pháp, bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:

Thành lập hộ kinh doanh

Khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể, cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm :

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu có chứng thực của chủ hộ kinh doanh;

Đối với hộ kinh doanh là hộ gia đình, ngoài các loại giấy tờ trên, cần chuẩn bị thêm:

  • Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu có chức thực của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh của các thành viên còn lại;

Sau, khi chuẩn bị xong hồ sơ, người muốn thành lập hộ kinh doanh gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.

Những điều phải biết khi kinh doanh ăn uống để không phạm luật
Những điều phải biết khi kinh doanh ăn uống để không phạm luật

Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh ăn uống bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sai Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm được Phòng đăng ký kinh doanh cấp;
  • Bản thuyết minh về  việc đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở) về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ;
  • Bản sao Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế  phải có phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm.

Hồ sơ nộp tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận.

Các loại thuế

Trong quá trình kinh doanh ăn uống, hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật hành chính về vấn đề mà khi tiến hành kinh doanh ăn uống cần thực hiện để không phạm luật. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây