Quy định pháp luật về kinh doanh phòng khám đa khoa

0
111

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì kèm theo đó cũng càng ngày càng nhiều các yếu tố gây hại cho sức khỏe người dân vì vậy các nhu cầu về an sinh xã hội điển hình như là: khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh,… cũng tăng mạnh. Do vậy, các phòng khám đa khoa cũng được lập nên rất nhiều nhằm giải quyết được các mong muốn được khám chữa bệnh của người dân. Bạn đang có ý tưởng, ý định để thành lập, kinh doanh phòng khám đa khoa nhưng không hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc đó. Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để bạn có thể hiểu rõ hơn cũng như được giải đáp các thắc mắc về các câu hỏi trên.

kinh doanh phòng khám đa khoa
kinh doanh phòng khám đa khoa

Vì sao nên kinh doanh phòng khám đa khoa?

Khi xã hội ngày càng phát triển và tỷ lệ thuận với nó là những nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng tăng lên và thường xuyên hơn, tuy vậy, số lượng các bệnh viện lớn không thể giải quyết được hết các mong muốn từ đông đảo người dân ở lại bệnh viện để chữa trị. Đó cũng là lý do vì sao có rất nhiều phòng khám chữa bệnh mở ra nhằm để xử lý, giải quyết vấn đề trên. Các phòng khám đa khoa cũng được hình thành dựa trên mong muốn, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và nhờ đó cũng góp  một phần nào giải quyết được những mong muốn đó. 

Những điều kiện khi kinh doanh phòng khám đa khoa

Phòng khám đa khoa cũng được coi như là một trong số các hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh theo những quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.

Căn cứ vào điều khoản quy định về điều kiện hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Luật Khám bệnh cụ thể là điều 42 thì theo như trong luật quy định điều kiện của phòng khám là phải có đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phòng khám đó phải được Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động (cấp phép hoạt động). Có nghĩa là phòng khám nếu muốn được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
  • Phòng khám được Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám đa khoa.
kinh doanh phòng khám đa khoa
kinh doanh phòng khám đa khoa

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám đa khoa là gì?

Phòng khám đa khoa ngoài việc phải đạt đủ các điều kiện quy định chung đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám về quy mô phòng khám, cơ sở vật chất; thiết bị y tế; nhân lực được nêu rõ tại Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:

1. Quy mô phòng khám:

a) Phòng khám phải đáp ứng được tối thiểu các điều kiện sau:

  • Phải có ít nhất là 2 khoa trong 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi
  • Không thể thiếu phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu cần thực hiện), phòng lưu bệnh nhân
  • Phải có bộ phận để xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

b) Trường hợp phòng khám đa khoa đạt đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế quy định tại các Điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 Nghị định này thì phòng khám trong phòng khám đa khoa được tăng thêm quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương đương.

2. Cơ sở vật chất

a) Địa điểm cố định, ổn định, tách riêng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm nơi đó sáng sủa đủ ánh sáng, có trần chống bụi bặm, tường và nền nhà phải được dùng các chất liệu dễ dọn dẹp, vệ sinh, tẩy rửa.

b) Không thể thiếu nơi đón tiếp, phòng cấp cứu, phòng lưu bệnh nhân, phòng khám chuyên khoa và phòng, buồng tiểu phẫu (nếu có thực hiện hoạt động đó). Ngoài ra các phòng khám phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ít nhất về diện tích dưới đây:

  • Diện tích của phòng cấp cứu tối thiểu phải là 12 m2
  • Diện tích phòng lưu bệnh nhân bé nhất phải là 15 m2; có ít nhất từ 2 giường lưu người bệnh trở lên, nếu có từ 3 giường lưu hoặc nhiều hơn thì phải bảo đảm diện tích tối thiểu 5 m2 trên một giường bệnh
  • Các phòng khám chuyên khoa và buồng, phòng tiểu phẫu tối thiểu về diện tích là 10 m2.

c) Bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý giải quyết chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo các quy định của luật hiện hành.

d) Bảo đảm không được thiếu điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc bệnh nhân.

3. Thiết bị y tế

a) Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ y tế thích hợp, phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đã đăng ký

b) Không được thiếu thuốc chống sốc và phải có đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

4. Nhân sự

a) Lực lượng bác sỹ khám chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải có tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số lượng bác sỹ hành nghề khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa.

b) Người chịu trách nhiệm, nghĩa vụ chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải đạt đủ các điều kiện dưới đây:

  • Có chứng chỉ hành nghề thích hợp ít nhất với một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký
  • Khoảng thời gian mà để khám, chữa bệnh thì ít nhất cũng phải là 54 tháng. Phải được viết bằng văn bản việc phân công, cắt cử, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám.
  • Là người hành nghề cơ hữu.

c) Số lượng người làm việc, cơ cấu tổ chức, chức danh nghề nghiệp của phòng khám đa khoa tuân thủ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngoài người thuộc bộ phận chuyên môn kỹ thuật ra thì các đối tượng khác hoạt động trong phòng khám mà có tiến hành việc khám bệnh, chữa trị thì cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề, việc bổ nhiệm, phân công vị trí phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được nêu trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

5. Phải đạt đủ các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP đối với những phòng khám đa khoa có khám sức khỏe.

6. Với những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình thì tuân thủ theo quy định thí điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh phòng khám đa khoa

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 trong Phụ lục XI mà mẫu đó được ban hành cùng với Nghị định này.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề hợp lệ của người phụ trách chuyên môn kỹ thuật; người chịu trách nhiệm bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa trị bệnh.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề của phòng khám đó.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế,… của phòng khám đa khoa.
  • Căn cứ, tài liệu minh chứng rằng cơ sở đã đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế,… thích hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức được quy định chi tiết, rõ ràng tại Mục 1 Chương III Nghị định này.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám dựa trên đề xuất của cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bạn có thể tham khảo thêm về công chứng giấy tờ.

Bài viết trên là những quy định pháp luật về kinh doanh phòng khám đa khoa mà các cá nhân tổ chức có ý định mở một phòng khác đa khoa có thể đọc để tìm hiểu và tham khảo các quy định pháp luật hiện hành về kinh doanh phòng khám. Nếu bạn đang quan tâm đến các thủ tục hành chính khác thì hãy xem thêm bài viết trên trang luật hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây