Làm thế nào để chứng minh với Cảnh sát giao thông khi quên bằng lái xe

0
240

Hiện nay, mức phạt đối với hành vi quên và không có giấy phép lái xe chênh nhau rất lớn. Vì thế, khi quên bằng lái, người điều khiển phương tiện cần chứng minh với cảnh sát giao thông để tránh mức phạt nặng.

khen thưởng cán bộ công chức
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

“Không có” bằng lái, phạt gấp 20 lần “quên mang”

Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng. Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng.

Trong khi đó, trường hợp lái xe máy không có Giấy phép lái xe bị phạt 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng, lái xe ô tô không có Giấy phép lái xe thì mức phạt cao hơn, từ 04 đến 06 triệu đồng. Có thể thấy, mức phạt đối với hành vi “không có” cao hơn gấp nhiều lần hành vi “quên mang” Giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe (bằng lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người để cho phép người đó được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu không có bằng lái mà vẫn lái xe sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây tai nạn giao thông.

Vì thế, mức xử phạt của Nhà nước đối với người không có bằng lái xe là rất nghiêm khắc. Điều này khiến những người tham gia giao thông gặp rắc rối khi lái xe mà quên mang theo bằng lái.

Quên bằng lái xe: Làm thế nào để chứng minh với Cảnh sát giao thông?

Trước đây, khi Nghị định 46 còn có hiệu lực đã chưa linh hoạt trong việc hướng dẫn người có thẩm quyền xác định lỗi “quên” và “không có” bằng lái của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khiến việc xử phạt gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, việc lái xe chứng minh mình “quên mang” Giấy phép đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có Giấy phép lái xe (và hành vi vi phạm khác), sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.

Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.

Nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có Giấy phép lái xe.

Như vậy, nếu quên mang bằng lái, người tham gia giao thông chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong đúng thời hạn. Nghị định 100 đã khắc phục được điểm thiếu sót của Nghị định 46, tạo điều kiện thuận lợi cho người quên Giấy phép lái xe dễ dàng chứng minh lỗi của mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây