Những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính

0
86

Theo luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định thì mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời cũng như phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có một số trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ được miễn xử phạt vi phạm hành chính. Trong bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Phạt hành chính là gì?

Những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính
Những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng chế tài tài chính để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật mà không thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự, do các cá nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật sẽ có Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường.

Còn những cá nhân có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính là thủ trưởng các cơ quan nói trên và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ theo các hình thức xử phạt hành chính đã được quy định trong luật.

Quy định pháp luật về phạt hành chính

Khi cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền. Bên cạnh đó, còn có các hình thức xử phạt bổ sung sẽ tùy theo tính chất cũng như mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức mà có hình phạt bổ sung khác nhau như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài các hình thức xử phạt thì cá nhân, tổ chức khi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại hoặc các biện pháp khác do chính phủ quy định.

Đặc biệt, đối với người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị trục xuất.

Những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính

Miễn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành
Miễn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành

Những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Nếu người vi phạm đang gặp những vấn đề về khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế thì có được miễn xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật ử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

“1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

 2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.

3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”

Từ quy định này, cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên nhưng lại đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế như do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và đồng thời có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc có thể được xem xét miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

Trong bài viết này đã giải đáp câu hỏi những đối tượng nào được miễn xử phạt vi phạm hành chính. Hi vọng với những thông tin pháp lý này sẽ hữu ích với bạn trong công việc và trong cuộc sống.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây