Cách xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật

0
104

Ngoài khái niệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì trong cuộc sống chúng ta sẽ có thể gặp phải trường hợp phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy có những trường hợp nào phải thực hiện bòi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bao nhiêu?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Những thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cần xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm những thiệt hại sau đây:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hay bị hư hỏng;
  • Lợi ích găn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý để nhằm ngăn chặn, hạn chế cũng như khắc phục thiệt hại;
  • Những thiệt hại khác được luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cần xác định mức bồi thường thiệt hại

Những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thuộc trường hợp phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm:

  • Chi phí hợp lý chi trả cho việ cứu chưa, bồi dưỡng cũng như phụ hồi sức khỏe và chức năng bị mất của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại bị mất hoặc giảm sút; nếu như thu nhập thực tế của họ không có tính ổn định và không có cách xác định được thì mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý cũng như phần thu nhập thực tế mà người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất trong khoảng thời gian người này điều trị; nếu như trường hợp người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên bên cạnh để chăm sóc thì mức bồi thường thiệt hại cần phải bổ sung thêm chi phí hợp lý trong việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Những thiệt hại khác do sức khỏe bị xâm phạm được luật quy định.

Ngoài việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về các chi phí nói trên thì người gây thiệt hại cũng phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cho người bị hại một khoản tiền để bù đắp lại những thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu. Mức bồi thường do tổn thất tinh thần sẽ được các bên thỏa thuận, nêu không thể thỏa thuận được mức bồi thường thì mức bồi thường tối đa được xác định trong Bộ luật dân sự 2015 là không quá 50 lần mức lương cơ sở được Nhà nước quy định.

Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng bao gồm những thiệt hại sau:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng của người bị xâm hại;
  • Tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại phải cấp dưỡng;
  • Những thiệt hại khác được luật quy định.

Người nào chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này thì phải bồi thường theo khoản được quy định trên và những khoản tiền khác để bù đắp những tổn thất mà người thân trong hàng thừa kế thứ nhất của họ, nếu như không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được nhận khoản bồi thường này. Các bên được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tổn thất tinh thần, nếu không thỏa thuận được thì bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại về tinh thần một mức tối đa là 100 lần so với mức lương cơ bản được nhà nước quy định.

Thiệt hại do danh dự, nhân phầm, uy tín bị xâm phạm

Khoản tiền phải bồi thường cho thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại là:

  • Chi phí hợp lý để nhằm khắc phụ hậu quả hoặc hạn chế thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất đi hoặc giảm sút do thiệt hại;
  • Những thiệt hại khác được luật quy định.

Người có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này phải bồi thường thêm một khoản tiền để bù đắp những tổn thất tinh thần mà họ phải chịu. Mức bồi thường có thể được thỏa thuận, nhưng nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường do tổn thất tinh thần là không quá 10 lần so với mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

Thời hạn được hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

Trường hợp một người có tính mạng sức khỏe bị xâm phạm thì không những họ mà còn có thể ảnh hưởng đến những người thân của họ. Do đó không chỉ tính mức bồi thường mà còn tính cả thời hạn được hưởng để thực biện việc bồi thường được toàn diện và kịp thời.

  • Đối với những trường hợp gây thiệt hại mà phải bồi thường thì nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì phải bồi thường cho họ từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động đến khi họ chết, trừ trường hợp thỏa thuận khác.
  • Nếu trong trường hợp người thiệt hại chết thì những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm trong những thời hạn sau:
  • Người chư thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi được sinh ra sẽ hưởng cấp dưỡng đến khi những người này đủ 18 tuổi, nếu người này từ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ để nuôi sống bản thân.
  • Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì được hưởng khoản cấp dưỡng cho đến chết.
  • Đối với trường hợp là con đã được thành thai của người chết thì tiền cấp dưỡng sẽ được tính từ thời điểm người này được sinh ra và còn sống.

Trên đây là những thông tin về mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà Pháp Trị đã cung cấp. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm những thông tin khác thì có thể tham khảo những bài viết hay khác của chúng tôi. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây