Mức xử phạt hành vi đánh nhau được quy định thế nào?

0
306

Mức xử phạt hành vi đánh nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì được thực hiện theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Câu hỏi tư vấn

Cho e hỏi lần đầu em đánh nhau là bị tội gì ạ? Địa điểm là trong khu trọ em ở, sau khi đánh nhau thì công an phường có tới và thu xe may em về phường hơn nửa tháng rồi ạ. Em lên phường xin nhận xe để có phương tiện đi làm thì công an phường nói em phải nộp phạt 2.500.000 mới cho nhận xe ạ. Vậy cho em hỏi là em đã phạm tội gì và làm thế nào để nhận xe về ạ?

Luật sư tư vấn

Trong trường hợp đánh nhau nhưng không gây ra thương tích hoặc thương tích chưa đủ đến mức truy cứu TNHS thì anh có thể bị xử phạt hành chính.

Xử phạt hành chính đối với hành vi đánh nhau

Hành vi đánh nhau có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau”.

Trường hợp hành vi đánh nhau có dấu hiệu gây rối, làm mất trật tự công cộng thì anh có thể bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

….”

Như vậy, tùy từng hành vi và mức độ vi phạm, anh có thể bị phạt hành chính về hành vi đánh nhau hoặc hành vi gây rối, làm mất trật tự công cộng.

Xem thêm: Khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ cần phải có chữ ký của những ai?

Về việc tạm giữ xe

Theo Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề…”

Như vậy, trường hợp xe của anh là tang vật/phương tiện vi phạm hành chính thì có thể bị tạm giữ 7 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài tối đa 30 ngày. Tuy nhiên, theo thông tin anh cung cấp thì xe của anh không phải là tang vật hay phương tiện vi phạm hành chính nên công an không có căn cứ để tạm giữ xe của anh. Anh có thể làm đơn yêu cầu phía công an trả lại xe.

Xem thêm: Chung cư bị thấm dột, ai phải chịu chi phí sửa chữa?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây