Người bị bệnh nghề nghiệp, mức bồi thường được quy định thế nào?

0
18485

Quy định về mức bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp được ghi nhận tại Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

Người bị bệnh nghề nghiệp
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.

Xem thêm: Có thể đồng thời khiếu nại và khởi kiện hành chính không?

Đối tượng được bồi thường

Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:

(i) Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

(ii) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

Nguyên tắc bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp

Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH:

(i) Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

(ii) Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

Mức bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp

Mức bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp được tính như sau:

(i) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp;

(ii) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

(i) Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

(ii) 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

(iii) a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

(iv) 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Xem thêm: Xử lý nộp phạt hành chính khi đã quá hạn ghi trên biên bản

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây