Người lao động đi làm trong thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH

0
426

Người lao động đi làm trong thời gian nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội thì có được nhận cả trợ cấp bảo hiểm xã hội và nhận lương tương ứng với số giờ đi làm không? Quyền lợi của NLĐ trong trường hợp này như thế nào?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Điều kiện để nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội

Không phải bất cứ trường hợp người lao động nào bị ốm cũng sẽ được hưởng chế độ của BHXH. Nếu thuộc các trường hợp dưới đây, bạn sẽ được hưởng trợ cấp của BHXH khi nghỉ ốm.

Trường hợp người lao động bị ốm đau, bị bệnh, cần phải nghỉ ngơ. Nhưng nguyên nhân bệnh tật không phải do bị tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp. Không phải điều trị bệnh tai phát do tai nạn lao động. Những trường hợp này cần có giấy xác nhận của cơ sở ý tế, nơi người lao động đang điều trị bệnh.

Đối với người lao động có con đang bị ốm, cần phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc cho con. Trường hợp này cần phải có giấy tờ xác nhận tình trạng con ốm của cơ quan y tế. Bên cạnh đó, con của người lao động phải dưới 7 tháng tuổi.

Nếu lao động nữ làm việc trước thời hạn được phép nghỉ sinh và thuộc cả hai hoặc 1 trong 2 trường hợp trên.

Thời hạn quy định nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội

Đối với thời hạn nghỉ ốm đau được hưởng BHXH sẽ được tách ra thành 2 nhóm như sau. Nhóm Bản thân người lao động nghỉ ốm và nhóm người lao động nghỉ ốm để chăm con.

Nhóm bản thân người lao động nghỉ ốm: Đối với trường hợp bản thân người lao đông bị ốm và xin phép nghỉ để dưỡng bệnh. Thời gian nghỉ cho trường hợp này đã được quy định rõ ràng trong điều 26 và 27 của Luật BHXH số: 58/2014/QH13. Thời hạn nghỉ của người lao động dài hay ngắn sẽ dựa vào trong tình trạng ốm của người lao động.

Những trường hợp người lao động làm việc ở điều kiện bình thường: Người lao động sẽ được nghỉ ốm 30 ngày, nếu trước đó đã tham gia đóng BHXH dưới 15 năm; Người lao động sẽ được nghỉ ốm 40 ngày, trong điều kiện người lao động đã tham gia đóngn BHXH từ trên 15 năm đến dưới 30 năm; Người lao động sẽ được nghỉ ốm 60 ngày, trong điều kiện người lao động đã tham gia đóng BHXH từ trên 30 năm; Những trường hợp người lao động làm việc ở trong điều kiện khó khăn, độc hại; Người lao động sẽ được nghỉ ốm 40 ngày, nếu trước đó đã tham gia đóng BHXH dưới 15 năm; Người lao động sẽ được nghỉ ốm 50 ngày, trong điều kiện người lao động đã tham gia đóng BHXH từ trên 15 năm đến dưới 30 năm.
Người lao động sẽ được nghỉ ốm 70 ngày, trong điều kiện người lao động đã tham gia đóng BHXH từ trên 30 năm.

Đối với những trường hợp đặc biệt, người lao động bệnh quá nặng. Đã được Bộ Y tế xác nhận tình trạng bệnh tật. Trường hợp này, người lao động sẽ được nghỉ ốm tối đa 180 ngày. Sau thời gian được phép nghỉ ốm, nếu tình trạng chưa khá hơn, vẫn cần điều trị. Người lao động sẽ được phép nghỉ tiếp, tuy nhiên nghỉ với chế độ thấp hơn. Và không được vượt quá thời gian người lao động đã đóng BHXH.

Về mức hưởng cho người ốm thông thường, công thức: Tiền hưởng =75% x Số tiền lương đóng BHXH của tháng gần nhất x Sô ngày nghỉ/24

Về mức hưởng cho người lao động bị bệnh nặng dài ngày, công thức: Mức hưởng x Tỷ lệ bệnh x Tiền lương đóng BHXH của tháng gần nhất x Số tháng nghỉ chữa bệnh.

Nghỉ ốm đau được hưởng lương như thế nào?

Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người lao động được cơ quan BHXH chi trả chế độ với mức hưởng tại Điều 28 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Mức hưởng hàng tháng = (bằng) 75% x (nhân) mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ (Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày).

Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà tiếp tục điều trị thì được hưởng như sau:

65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH từ đủ 15 – 30 năm; 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH dưới 15 năm.

Riêng ​sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Nói tóm lại, tùy thuộc vào loại bệnh và điều kiện làm việc mà thời gian tối đa nghỉ ốm đau trong năm của người lao động sẽ khác nhau.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây