Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

0
47

Chính sách dân tộc là chính sách xã hội quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam có quyền bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và đều được Nhà nước quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt để phát huy tài năng, sức lực và trí tuệ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam… Các chính sách kinh tế-xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”. Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”.

Địa vị pháp lý hành chính

1 – Trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ

Nhà nước có các cương lĩnh xây dựng đất nước chính sách dân tộc ưu tiên đối với con em các dân tộc ít người, giúp đỡ về vật chất, động viên, khuyến khích về tinh thần để họ tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt phát triển tài năng, sức lực và trí tuệ. Trên cơ sở này, Nhà nước bao giờ cũng dành tỉ lệ nhất định số cán bộ, công chức là người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước hoạt động trên địa bàn các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào các dân tộc ít người sinh sống và có chính sách khuyến khích đối với những người tình nguyện đến phục vụ tại những khu vực này. Nguyên tắc tuyển dụng công chức hiện hành của nước ta đã xác định ưu tiên tuyển chọn người dân tộc thiểu số/ * Chính sách này tạo khả năng quan trọng để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện góp phần quyết định những vấn đề có liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng của họ cũng như các vấn đề quan trọng khác của đất nước hay từng địa phương.

Chính sách ưu tiên của Nhà nước trong công tác cán bộ ở khu vực miền núi, biên giới và hải đảo còn thể hiện ở việc quy định chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với các cán bộ, công chức làm việc ở những khu vực này. Khoản 4 Điều 53 Luật cán bộ, công chức quy định: “Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật”, Chính sách đãi ngộ này góp phần động viên, khuyến khích các cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình để góp phần đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi.

xem thêm:Nguyên tắc tập trung dân chủ 

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước

Cải cách bộ máy hành chính
Cơ quan nhà nước

2 – Trong việc hoạch định các chính sách phát triên kinh tê, văn hoá-xã hội

Nhà nước luôn quan tâm tới việc đưa ra những giải pháp, cương lĩnh xây dựng đất nước chính sách phù hợp để tạo điều kiện phát triển mọi mặt đời sống của đồng bào các dân tộc ít người, cụ thể là:

–     Chú ý tới việc đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở vùng các dân tộc thiểu số, một mặt nhằm khai thác những tiềm năng kinh tế, mặt khác nhằm xóa bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các vùng trong đất nước, bảo đảm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người.

Nhà nước với các chính sách dân tộc đúng đắn đối với những người đi xây dựng vùng kinh tế mới, có kế hoạch và thường xuyên tổ chức điều động phân bố lao động tới các vùng dân tộc thiểu số giúp họ phát triển tài năng, sức lực và trí tuệ. Việc làm này không chỉ phân bố lại lao động một cách hợp lí mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc ít người nâng cao trình độ về mọi mặt.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây