Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác được quy định thế nào?

0
909

Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác mang ý nghĩa các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo trong phạm vi quốc tế.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là hệ tống các thỏa thuận chính trị mang tính chủ đạo, có giá trị bắt buộc với mọi chủ thể, mọi quan hệ do pháp luật quốc tế điều chỉnh. Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, mang tính chất chỉ đạo bao trùm, có giá trị bắt buộc chung, điều chỉnh những quan hệ giữa các chủ thể của Luật Quốc tế, hình thành hệ thống cấu trúc bên trong của Luật quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế phân làm hai nhóm: nhóm các nguyên tắc truyền thống và nhóm các nguyên tắc hiện đại. Hiện có 7 nguyên tắc cơ bản trong Luật Quốc tế bao gồm: Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc; Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác lẫn nhau; Nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế.

Sự hình thành nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế hiện nay là sự hội nhập, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đã được pháp luật hóa trong các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng.

Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được tthể hiện trong khoản 3 điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc, rằng một trong những mục đích của tổ chức là “thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn để quốc tế kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, khuyến khích và phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi ngừoi không phjân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc không ghi nhận nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác với nhau như một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhưng trong nhiều điều khoản của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp tác giữa các quốc gia như là nguyên tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này, theo đó “các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế không phụ thuộc vào hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa, nhằm mục đích duy trì hoà bình, an ninh quốc tế và góp phần vào việc ổn định kinh tế thế giới, vì sự phồn vinh chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế.

Nội dung của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Nội dung nguyên tắc bao gồm: Các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung, tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc; Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kt,xh, văn hóa, thương mại và kĩ thuật công nghệ theo các nguyên tắc bình dẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ công việc hợp tác với liên hợp quốc theo quy định của hiến chương; Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc phải thực hiện các hành động chung hay riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của hiến chương; Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế,văn hóa và khoa học để kích thích sự tiến bộ về văn hóa giáo dục của các nước đặc biệt các nước đang phat triển.

Theo nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo trong phạm vi quốc tế, đồng thời duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có hiệu quả. Điều 55 của Hiến chương quy định, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác với nhau, đồng thời có nghĩa vụ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thực hiện tôn chỉ, mục tiêu của chúng.

Luật quốc tế không quy định các hình thức và mức độ hợp tác cụ thể dành cho các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hình thức và mức độ hợp tác này hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyết định của các quốc gia xuất phát từ tình hình thực tế và năng lực của mỗi quốc gia.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây