Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành

0
50

1 – Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành là gì

Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng là rất quan trọng, sự phát triển của một ngành rất cần phải có hoạt động quản lý theo chức năng của các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn diễn ra trong phạm vi của ngành được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của một ngành nào đó luôn nằm trong mối liên hệ và phụ thuộc vào các ngành khác có liên quan. Không thể có một ngành nào tồn tại và hoạt động một cách độc lập. Để thực hiện các công việc của mình, trong mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành cần thiết phải tiến hành rất nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau; có hoạt động chuyên môn liên quan đến phạm vi quản lý của một ngành khác; có hoạt động chuyên môn lại liên quan đến phạm vi quản lý theo chức năng của các cơ quan chuyên môn tổng hợp. Trong phạm vi có liên quan, các cơ quan quản lý theo ngành và các cơ quan chuyên môn tổng hợp (cơ quan quản lý theo chức năng) đều có những quyền hạn nhất định đổi với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

Quản lý nhà nước về đối ngoại

 2 – Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng, phối hợp quản lí liên ngành

 Như vậy, một đơn vị, tổ chức của một ngành phải đồng thời chịu sự quản lý theo chức năng của tất cả các cơ quan chuyên môn tổng hợp và các cơ quan quản lý theo ngành trong phạm vi công việc có liên quan. Do đó, cần thiết phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng, phối hợp quản lí liên ngành. 

Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng, phối hợp quản lí liên ngành thể hiện ở những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý theo chức năng, cơ quan quản lý ngành trong việc thực hiện các công việc của quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là:

–    Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lí của mình theo quy định của pháp luật, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các ngành, các cấp đồng thời các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do minh ban hành theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Ví dụ về vi phạm hành chính

Xem thêm: Quản lý hoạt động tôn giáo

Quản lý ngành có quyền ban hành các quyết định quản lý có tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với các ngành có liên quan trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lý của ngành và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý đó.

– Trong phạm vi công việc của mình, các cơ quan quản lý theo ngành, quản lý theo chức năng có quyền phối hợp với nhau để ban hành các quyết định quản lý có hiệu lực chung trong phạm vi hoạt động các ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mà chúng được phân công quản lý.

Quản lý nhà nước về đối ngoại

Việc thực hiện những quyền hạn nêu trên giúp cho Nhà nước điều hoà, phối hợp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các ngành, tạo nên sự đồng bộ, ăn ý trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây