Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

0
237

Vi phạm hành chính (VPHC) là một trong những dạng vi phạm phổ biến. Ranh giới giữa VPHC và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh nên cần tìm hiểu về nguyên tắc xử lý VPHC với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. 

Tình tiết tăng nặng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vi phạm hành chính là gì ?

VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt về hành vi vi phạm

Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 

Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý VPHC quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:

(i) Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả  gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

(ii) Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

(iii) Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

(iv) Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

+ Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần.

Xem thêm: Thủ tục xử lý vi phạm hành chính – những điểm cần lưu ý

                 Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

                     Mẫu đề nghị bổ sung tài liệu, chứng cứ về việc xử lý vi phạm hành chính

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

(v) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm . Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm;

(vi) Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ví dụ minh họa về xử phạt Vi phạm hành chính

A bán hoa quả, các loại bánh trái trên vỉa hè ở nơi có quy định cấm bán hàng rong. A bị cảnh sát giao thông phạt 100.000 đồng

Việc A bán hoa quả chính là vi phạm hành chính, cụ thể vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại mục 2 chương II Nghị định Số 100/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VPHC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

Các yếu tố cấu thành :

(i) Hành vi có lỗi:

Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ.

Vì vậy, việc bán hàng rong là hành vi có lỗi. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý (A biết nhưng vẫn làm) hoặc lỗi vô ý (không biết quy định của pháp luật)

(ii) Vi phạm quy định quản lý nhà nước

Hành vi trên vi phạm quy định quản lý nhà nước về quản lý giao thông đường bộ (vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ)

(iii)Theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC

Khoản 1 điều 12 Nghị định số 100 quy định hành vi này phải bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Khoản 1 điều 6 VBHN 09 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

(i) Áp dụng thời hiệu 02 năm đối với các hành vi:

VPHC về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khóa ng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế, cụ thể:

– Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm

– Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm

(ii) Áp dụng thời hiệu 01 năm đối với các hành vi còn lại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây