Nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh: Những thủ tục cần biết

0
264

TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều người lao động ngoại tỉnh. Nhiều người sống và làm việc ổn định tại Thành phố có mong muốn nhập hộ khẩu, nhưng không phải ai cũng biết rõ các điều kiện và thủ tục nhập hộ khẩu.

Thủ tục nhờ mang thai
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều kiện nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh

Theo Điều 20 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung 2013), người muốn nhập hộ khẩu vào TP. Hồ Chí Minh phải thuộc một trong những trường hợp sau:

Có chỗ ở hợp pháp

Người nhập hộ khẩu vào các huyện phải có thời gian tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh từ 01 năm trở lên.

Người nhập hộ khẩu vào các quận phải có thời gian tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh từ 02 năm trở lên.

Được người có sổ hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu trong một số trường hợp sau:

Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu về ở với anh, chị, em ruột;

Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột…

Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp người xin đăng ký hộ khẩu đang thuê nhà, mượn, ở nhờ nhà và muốn nhập khẩu vào nơi ở thuê, mượn đó thì phải có đủ các điều kiện sau:

Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân.

Có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân.

Được người cho thuê, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Thủ tục nhập hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh

Thủ tục nhập hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định của Điều 21 Luật Cư trú năm 2006 và hướng dẫn của Thông tư 35/2014/TT-BCA. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:

(i) Bản khai nhân khẩu;

(ii) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

(iii) Giấy chuyển hộ khẩu;

(iv) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh thuộc điều kiện được nhập hộ khẩu (giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con nếu nhập khẩu theo cha, mẹ hoặc theo con; Giấy đăng ký kết hôn nếu nhập hộ khẩu theo chồng…).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Công an quận, huyện.

Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu:

(i) Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

(ii) Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

(iii) Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Giải quyết và trả kết quả

Thời gian cấp Sổ hộ khẩu là 15 ngày, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú  năm 2006).

Lệ phí nhập hộ khẩu:

Theo Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND, mức lệ phí được quy định như sau:

Tại các quận: Lệ phí nhập hộ khẩu là 10.000 đồng, lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 15.000 đồng;

Tại các huyện: Lệ phí nhập hộ khẩu là 5.000 đồng, lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 8.000 đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây