Nhập quốc tịch Việt Nam – những quy định quan trọng

0
187

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về những quy định, thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam. Cùng theo dõi nhé!

Nhập quốc tịch Việt Nam
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quốc tịch Việt Nam được hiểu như thế nào?

Quốc tịch Việt Nam sẽ thể hiện quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có ý nghĩa ngược lại.

Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần lưu ý gì?

Người nước ngoài nếu muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam cần phải có đủ các điều kiện dưới đây:

(i) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam;
(ii) Tuân thủ mọi Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; có thái độ tôn trọng truyền thống, phong tục và tập quán của dân tộc Việt Nam;
(iii) Biết tiếng Việt đủ để có thể hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
(iv) Đã thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên cho đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
(v) Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam trong một số trường hợp đặc biệt

Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ chuẩn bị khi nhập quốc tịch Việt Nam

(i) Đơn xin được nhập quốc tịch Việt Nam

(ii) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có thông tin đầy đủ về họ tên, ngày tháng năm sinh, có chứa ảnh của người đó và được đóng dấu bởi các cơ quan có thẩm quyền, hoặc có thể sử dụng giấy thông hành và các giấy tờ khác có giá trị đi lại quốc tế;

(iii) Bản khai lý lịch;

(iv) Phiếu lý lịch tư pháp từ các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập vào quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam; Phiếu lý lịch tư pháp từ cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập vào quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Lưu ý, phiếu lý lịch tư pháp sẽ phải là phiếu đã được cấp không quá 90 ngày cho đến ngày nộp hồ sơ;

(v) Giấy tờ và các tài liệu có liên quan chứng minh trình độ tiếng Việt của người yêu cầu. Những loại giấy tờ này cần là bản sao văn bằng, chứng chỉ để có thể chứng minh được rằng người đó đã học tiếng Việt tại Việt Nam ;

(vi) Bản sao của Thẻ thường trú, nếu muốn xin nhập vào quốc tịch Việt Nam, người đó cần phải có thời gian sinh sống cũng như làm việc trên lãnh thổ nước Việt Nam tối thiểu là 5 năm cho đến thời điểm xin nhập vào quốc tịch;

(vii) Giấy tờ chứng minh được các quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận về mức lương hoặc là thu nhập từ cơ quan hay tổ chức, nơi mà người đó làm việc đã cấp cho; giấy xác nhận từ cơ quan thuế về các nguồn thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh sự bảo lãnh của tổ chức và các cá nhân tại Việt Nam…

Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cùng với Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đã quy định về thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Quốc tịch Việt Nam
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mọi người cần chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ kể trên để xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ

nhập quốc tịch
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ trên sẽ được nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi mà người đó cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả

nhập quốc tịch
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

(i) Đối với các trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ trực tiếp tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Người nộp hồ sơ sau đó sẽ đến nhận kết quả theo như lịch hẹn (thông thường thời gian giải quyết sẽ rơi vào khoảng 115 ngày).

(ii) Ngoài ra, với trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ, Sở Tư pháp sẽ thông báo ngay đến người xin nhập quốc tịch Việt Nam để người đó có thể bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều

Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam là bao nhiêu?

Thông tư số 281/2016/TT-BTC đã quy định về lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng/trường hợp.

Người không có quốc tịch nhưng cư trú ổn định tại Việt Nam có được nhập quốc tịch Việt Nam không?

Điều 22 – Luật Quốc tịch Việt nam năm 2008 đã quy định:

Trong trường hợp Người không có quốc tịch, không có đầy đủ giấy tờ nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định tại Việt Nam tối thiểu là 20 năm cho đến ngày Luật này có hiệu lực, bên cạnh đó tuân thủ đầy đủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thì sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam theo đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ bởi Chính phủ quy định.

Tìm hiểu các nội dung liên quan tại: Luật Hành Chính mới nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây