Thẩm quyền của thừa phát lại, điều kiện để trở thành thừa phát lại là gì?

0
376

Khái niệm thừa phát lại được hiểu như thế nào cho đúng? Điều kiện kinh doanh ngành nghề này sẽ được phân tích và cung cấp các văn bản pháp lý điều chỉnh ngành nghề này theo quy định mới nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

(i) Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

(ii) Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

(iii) Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

(iv) Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Điều kiện trở thành thừa phát lại với cá nhân?

Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

(i) Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

(ii) Không có tiền án;

(iii) Có bằng cử nhân luật;

(iv) Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

(v) Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

(vi) Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin bổ nhiệm và cấp thẻ hành nghề thừa phát lại?

Hồ sơ xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:

(i) Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;

(ii) Giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;

(iii) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Người được bổ nhiệm làm Thừa phát sẽ lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây