Những hạn chế khi đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

0
239

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân tự góp vốn để thành lập. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, cá nhân cần phải nắm rõ những hạn chế của loại hình doanh nghiệp này để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những hạn chế khi đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

  •  Phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm là tài sản cá nhân không tách biệt với tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư không đáp ứng đủ điều kiện để được coi là pháp nhân.

Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

  • Không huy động được nguồn vốn bên ngoài

Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:

“1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.”

Doanh nghiệp tư nhân không thể huy động thêm bất cứ nguồn vốn nào từ bên ngoài, bởi vì đây là loại hình chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ. Vì vậy, cá nhân, tổ chức khác không thể góp vốn và trở thành thành viên của công ty.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một nguồn vốn là từ tài sản của chủ doanh nghiệp và không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay bất kỳ loại chứng khoán nào khác.

  •  Chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế góp vốn, tham gia đầu tư

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Khi đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp đó sẽ bị cấm thành lập hộ kinh doanh và trở thành thành viên của công ty hợp danh.

Đặc điểm chung của những loại hình doanh nghiệp này là đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty. Như vậy trường hợp nếu một người vừa là chủ hộ kinh doanh, vừa là chủ doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không có sự tách bạch về tài sản giữa hai loại hình kinh tế này.

Chủ doanh nghiệp tư nhân còn bị cấm góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

  • Chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, đối với doanh nghiệp tư nhân, mỗi người chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp (khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy định này giống với hộ kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện nếu muốn mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh.

Khi nào nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có nhiều hạn chế. Chủ cơ sở kinh doanh nên thành lập doanh nghiệp tư nhân khi có các đặc điểm sau đây:

  • Có quy mô vừa và nhỏ, số lượng lao động trên dưới 10 người;
  •  Có khả năng tài chính để duy trì và phát triển việc kinh doanh trong thời gian dài;
  • Cá nhân muốn tự mình góp vốn và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
  •  Chấp nhận các rủi ro về vốn góp. Nếu công ty làm ăn thua lỗ thì phải dùng tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây