Những vấn đề cần lưu ý về căn cước công dân

0
473

Thời gian gần đây người dân cả nước được yêu cầu đi làm và chuyển đổi sang căn cước công dân có gắn chip. Vậy căn cước công dân là gì? mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau:

Những vấn đề cần lưu ý về căn cước công dân
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Mã số in trên thẻ căn cước công dân sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi thông tin Hộ khẩu thường trú.

Tìm hiểu thêm: Căn cước công dân gắn chip

Ý nghĩa của căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục làm căn cước công dân

Căn cước công dân có bắt buộc không?

Theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, đối với người dân ở các địa phương đã tiến hành cấp thẻ CCCD, CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD. Không có quy định bắt buộc người dân đang sử dụng CMND chưa hết hạn phải đổi sang CCCD trong năm nay.

Các trường hợp sau phải đổi CMND sang CCCD (hặc đổi CMND mới tại các địa phương chưa cấp CCCD):

– CMND hết hạn;

– Bị mất CMND;

– CMND hư hỏng, không sử dụng được;

– Người thay đổi họ tên, ngày tháng năm sinh;

– Người thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Người có thay đổi đặc điểm nhận dạng;

– Khi công dân có CCCD đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi trừ trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định (vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo).

Xem thêm: Làm căn cước công dân online

Căn cước công dân có thời hạn bao lâu?

Quy định độ tuổi thời hạn cấp lại thẻ Căn cước theo Luật Căn cước công dân 2014 Điều 21 cụ thể như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, thẻ Căn cước không có thời hạn mà chỉ khi công dân đã đủ tuổi ở mức là 25, 40 và 60 tuổi mới phải đổi thẻ.

Chẳng hạn: Ông A năm nay 37 tuổi thì thời hạn đổi thẻ căn cước là 3 năm, còn Ông B năm nay 42 tuổi thì thời hạn đổi thẻ căn cước là 18 năm nữa.

Tìm hiểu thêm tạ: Luật hành chính, Tư vấn và giải pháp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây